Thụy Điển cung cấp JAS-39 Gripen cho Ukraine để lấy tư cách thành viên NATO

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không loại trừ khả năng Ukraine sẽ nhận tiêm kích JAS-39 Gripen từ Thụy Điển trước F-16 Fighting Falcon do các nước NATO khác trao tặng.

Thụy Điển cung cấp JAS-39 Gripen cho Ukraine để lấy tư cách thành viên NATO

Hãng thông tấn Anh Reuters đưa tin, Thụy Điển đã đưa ra một điều kiện cụ thể để có thể chuyển giao máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen cho Ukraine, đó là Stockholm gắn yêu cầu viện trợ của nước này với tư cách thành viên trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Trước đó Ukraine nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Thụy Điển sản xuất, lưu ý việc sử dụng chúng để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.

Các ấn phẩm của Thụy Điển cũng đề cập đến chủ đề này, họ lưu ý rằng các phi công Ukraine đã bắt đầu “khóa đào tạo cơ bản” để chuẩn bị lái loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nói trên.

Số lượng chính xác tiêm kích JAS-39 Gripen có khả năng được chuyển giao cho Ukraine vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên theo một số nguồn tin thì chúng ta đang nói về lô 12 máy bay chiến đấu.

Thụy Điển sẽ có tư cách thành viên NATO ngay khi giao tiêm kích JAS-39 Gripen cho Ukraine?

Thụy Điển sẽ có tư cách thành viên NATO ngay khi giao tiêm kích JAS-39 Gripen cho Ukraine?

Đối với yêu cầu của Thụy Điển, trong thời gian tới Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ xem xét phê chuẩn thỏa thuận kết nạp nước này vào NATO, như Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố trước đó.

Một vấn đề nữa cần nhắc tới đó là Ankara đang trở thành đối tượng mặc cả của Mỹ, khi Washington gắn việc cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ phiên bản tiên tiến của tiêm kích F-16 với việc trao tư cách thành viên NATO cho Thụy Điển.

Mặc dù vậy thỏa thuận trên có thể đổ vỡ vào phút chót, khi mới đây phát sinh căng thẳng giữa Ankara và Washington, khi chiến đấu cơ Mỹ đã bắn hạ UAV Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ khi chúng tiến vào khu vực kiểm soát của lực lượng vũ trang người Kurd ở miền Bắc Syria.

Tiêm kích JAS-39 Gripen do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Saab của Thụy Điển chế tạo.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.