Nhờ phương pháp này, bệnh nhân suy thận có thể lọc máu ngay tại nhà hoặc khi du lịch

GD&TĐ - Nhờ phương pháp lọc thận màng bụng nên bệnh nhân hoàn toàn có thể lọc máu ngay tại nhà và ngay cả khi đi chơi xa.

Phương pháp lọc thận màng bụng giúp cho bệnh nhân có thể lọc máu tại nhà và ngay cả đi du lịch, ảnh minh họa.
Phương pháp lọc thận màng bụng giúp cho bệnh nhân có thể lọc máu tại nhà và ngay cả đi du lịch, ảnh minh họa.

Theo GS. Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, lọc thận được chỉ định cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 72.000 người mắc bệnh suy thận mãn tính. Trong đó chỉ có 1/3 bệnh nhân tới viện chạy thận còn lại 2/3 bệnh nhân ở nhà chờ chết.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Trong đó lọc máy chu kỳ là phương pháp được chọn nhiều thay vì ghép thận do không tìm được người cho…

Trả lời thông tin bệnh nhân suy thận mãn có thể lọc máu ngay tại nhà và cả khi đi du lịch không nhất thiết phải đến bệnh viện. GS. Khôi cho rằng phương pháp chạy thận được nhắc tới trên là lọc thận màng bụng. Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hóa, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi.

Lọc thận màng bụng có rất nhiều ưu điểm cho bệnh nhân do có thể thực hiện tại nhà. Bệnh nhân sẽ không mất thời gian đi lại, chi phí nằm viện thuê nhà, chăm sóc… giảm được quá tải bệnh viện.

“Lọc màng bụng cần thiết được đẩy mạnh vì giá cả giá thấp hơn chạy thận nhân tạo, tận dụng màng bụng sẽ đỡ chi phí cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp lọc màng bụng không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bệnh nhân, bệnh nhân vẫn đi làm, đi du lịch như người bình thường”, GS. Khôi nói.

Màng bụng của bệnh nhân sẽ đóng vai trò như một máy chạy thận nhân tạo để lọc các chất độc ra ngoài cơ thể. Với phương pháp này mỗi tháng bệnh nhân chỉ phải tới viện một tháng để kiểm tra và lấy dịch.

Chống chỉ định với bệnh nhân nào

GS. Khôi cho hay lọc màng bụng thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân được đặt ống catheter tại vùng bụng - là đường dẫn đưa dịch lọc vào ổ bụng. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn các thao tác tại bệnh viện, khi thành thục sẽ được xuất viện, điều trị tại nhà.

Trong một ngày, bệnh nhân suy thận mãn thực hiện khoảng 4 lần lọc màng bụng, đưa khoảng 2 lít dịch vào ổ bụng mỗi lần, thoài gian thực hiện 30 phút. Dịch lọc sạch được đưa vào ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Dịch lọc chứa các độc tố sẽ được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định ra ngoài.

Phương pháp lọc màng bụng được áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em giảm nguy cơ mất máu và lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn so với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý nhất định chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân bất thường về màng bụng và thành bụng thoát vị rốn, thoát vị cạnh rốn bẩm sinh, thoát vị hoành, rò bàng quang…), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), màng bụng không có chức năng lọc, nhiễm trùng da hay thành màng bụng, rò rỉ màng bụng….

Khi thực hiện thao tác tại nhà cần chú ý đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Nếu không vô trùng tốt, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, nếu bị viêm phúc mạc có thể tử vong, hoặc bệnh nhân bị tắc Catheter lúc đó sẽ phải chuyển sang thận nhân tạo.

“Nếu bệnh nhân lọc máu tại nhà có những biểu hiện sốt, đau bụng, đi ngoài, dịch lọc hồng hoặc chảy nước đục… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế”, GS. Khôi nói.

Chi phí cho một ca phẫu thuật đặt Catheter khoảng  4-5 triệu đồng phụ thuộc vào kỹ thuật và kỹ thuật mổ. Chi phí dịch lọc, thuốc, vật tư khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán theo đúng quy định.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trả giá đắt khi rút quân khỏi Pokrovsk

Trả giá đắt khi rút quân khỏi Pokrovsk

GD&TĐ - Theo chuyên gia, Kiev muốn rút quân khỏi thành phố Pokrovsk cũng không dễ, cuộc rút chạy có thể biến thành một thảm kịch đối với các đơn vị Ukraine.

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.