‘Nhìn thẳng, nói thật’ về chất lượng nguồn nhân lực công nghệ số

GD&TĐ - Có khoảng 70% số trường ĐH, CĐ đào tạo nhóm ngành CNTT nhưng chất lượng không cao. Và chỉ có 1/3 SV tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhiều vấn đề về thực trạng nhân lực nhóm ngành CNTT được nêu ra tại hội thảo.
Nhiều vấn đề về thực trạng nhân lực nhóm ngành CNTT được nêu ra tại hội thảo.

Nhận diện điểm yếu

TS Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện nay, có khoảng 70% trên tổng số trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam có đào tạo nhóm ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Điều này, cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng nguồn cung nhân lực CNTT.

Các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT đã bổ sung thêm các chuyên ngành mới để phù hợp với xu hướng công nghệ toàn cầu như AI và An ninh mạng.

Thế nhưng, chất lượng đào tạo CNTT của nhiều trường không cao. Chỉ có 1/3 sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Theo Topdev, hơn 45% lao động trong lĩnh vực phần mềm là từ mới ra trường và mới đi làm, tiếp theo là 28% cấp trung, cấp cao chỉ chiếm gần 20% tổng số nhân sự công nghệ thông tin trong khi đó, cấp trưởng nhóm trở lên chỉ là 7%.

Việt Nam cũng đã ghi nhận xu hướng đảo chiều sau giai đoạn bùng nổ tuyển dụng IT 2020-2021. Nếu năm 2022 và 2023 bắt đầu có sự sụt giảm lao động phần cứng thì năm 2023 ghi nhận sụt giảm lao động của của phần mềm, dịch vụ và buôn bán phân phối.

Nhân lực CNTT.jpg
Phân tích tăng trưởng lao động ngành công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Thanh Tuyên, giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 lao động các lĩnh vực của ngành CNTT có tăng trưởng nhẹ, tuy vậy mức tăng này thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của giai đoạn năm 2014-2018. Ảnh hưởng của sự cắt giảm lao động CNTT toàn cầu đã bắt đầu tác động đến Việt Nam. Theo Navigos, lực lượng nhân sự CNTT cũng chịu tác động nghiêm trọng từ làn sóng sa thải, có đến gần 50% nhân sự CNTT chịu ảnh hưởng. Doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ cắt giảm nhân sự ngành này cao nhất với 22,2%. Trong khi 14,7% doanh nghiệp ở Hà Nội giảm lương, thưởng. Những công ty dưới 100 người sa thải nhiều nhất.

Đánh giá về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn, PGS.TS Phạm Trần Vũ , Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho biết: “Kỹ sư Việt Nam chỉ giỏi trong một công đoạn thiết kế, thiếu các kỹ sư trưởng, có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một con Chip”. Hiện nay, các công ty thiết kế vi mạch tại Việt Nam yếu tuyển dụng nguồn lực về kiểm tra và thiết kế vật lý vi mạch. Vì vậy, cần đào tạo thêm nguồn lực thiết kế phần Front-end. Trong khi đó, không có hoặc rất ít hợp tác nghiên cứu hay chuyển giao công nghệ giữa công ty và trường đại học.

TS Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đánh giá: “Về mô hình hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã ký kết nhiều văn bản hợp tác, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Một số doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi, đứng ngoài hoạt động đào tạo; chưa có nhiều mô hình doanh nghiệp cho thuê nguồn lực, các mô hình lồng ghép cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp".

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo nhân lực CNTT

Sẵn sàng thích ứng ở mức cao hơn là vấn đề đặt ra tại Hội thảo “Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Việt Nam và thế giới” do Đại học Duy Tân phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin – Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Tin học Việt Nam, Câu lạc bộ Khoa - Trường - Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam (FISU Việt Nam), Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng tổ chức mới đây.

truong-dh-duy-tan-da-nang-2257.jpg
Lễ bàn giao phòng Lab cho Trường ĐH Duy Tân trong khuôn khổ chương trình Samsung Innovation Campus.

PGS.TS Nguyễn Gia Như, Hiệu trưởng Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân khẳng định: “Yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT đã phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh: AI, IoT, Blockchain. Các doanh nghiệp đòi hỏi nhu cầu nhân lực đa dạng nhưng lại cần chuyên môn hoá sâu, khả năng thích ứng cao. Những kỹ năng cần thiết của người lao động cũng phải thay đổi phù hộ, kịp thời, mới đáp ứng sự phân công lao động toàn cầu”. Vì vậy, các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT buộc phải cập nhật, cải tiến thường xuyên cho nhu cầu “chất lượng cao” của nguồn nhân lực.

Ngoài ra, theo PGS.TS Nguyễn Gia Như, một vấn đề về kỹ năng cũng quan trọng không kém, nhưng vẫn còn nhiều mới mẻ với sinh viên trong nước, đó là Start-up. PGS.TS Phạm Trần Vũ cũng nhận xét, đến nay, gần như không có công ty khởi nghiệp của Việt Nam về thiết kế vi mạch.

Hiệu trưởng Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân cho rằng, các thành tố tạo nên hệ sinh thái đào tạo CNTT bao gồm: Chương trình đào tạo; Hạ tầng công nghệ; đội ngũ giảng viên; hợp tác với doanh nghiệp; phát triển kỹ năng mềm; hỗ trợ khởi nghiệp & nghiên cứu; quốc tế hóa giáo dục. Ngoài ra,, để hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, phải có sự chủ động từ doanh nghiệp và tính đáp ứng cao các điều kiện hợp tác từ phía nhà trường.

TS Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, cho rằng, để có nguồn nhân lực công nghệ số; Các lĩnh vực chuyên sâu về công nghệ số như Điện toán đám mây, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Blockchain,… cần được cải thiện trong đào tạo. Hiện có rất ít các nhà trường đang đào tạo CNTT tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu.

“Các trường đại học trên địa bàn, chậm triển khai thành lập (và tổ chức đào tạo) một số môn chuyên sâu như Công nghệ tri thức; Thị giác máy tính; Điều khiển học thông minh; Trí tuệ nhân tạo,… Do thiếu giảng viên chuyên ngành hẹp, nên từ yêu cầu đầu vào, chuẩn đầu ra, xây dựng khung chương trình, đến gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, còn bị động, chưa được định hướng sớm. Số lượng và chất lượng đào tạo nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp”, TS Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng nhận xét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.