Nhiều vấn đề đặt ra từ thực trạng đội ngũ giáo viên

GD&TĐ - Trước thực trạng về đội ngũ giáo viên, nhiều câu hỏi lớn đặt ra cần được giải quyết; trong đó có cả thành công và thách thức.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Sáng 23/12, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Thực trạng và giải pháp”.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhìn nhận, chủ đề của hội thảo không hoàn toàn mới nhưng đang là vấn đề thời sự được dư luận quan tâm.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới, căn bản toàn diện GD-ĐT. Đây được coi là cuộc cách mạng trong giáo dục; trong đó giáo viên có vai trò quan trọng.

Trước thực trạng về đội ngũ giáo viên, nhiều câu hỏi lớn đặt ra cần được giải quyết; trong đó có cả thành công và thách thức. Hội thảo sẽ đưa ra bức tranh tổng thể, từ đó có những phân tích về chặng đường mà chúng ta đã và đang đi.

Ban tổ chức đã lựa chọn được 39 bài viết khoa học đăng trong kỷ yếu của hội thảo. Trong đó, nhiều bài viết có ý tưởng hay, chất lượng và gợi mở nhiều vấn đề; đóng góp vào việc giải quyết thực trạng về đội ngũ nhà giáo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

Nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, PGS.TS Trần Hữu Hoan – Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục – nhìn nhận, sau hơn 2 năm thực hiện, hầu hết các trường tiểu học THCS đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1, 2, 6 bảo đảm theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Có một số điểm nổi trội hơn so với chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Tuy nhiên, do Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới nên cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông, đòi hỏi công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cần có những đổi mới cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Để thực hiện điều này, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của toàn ngành Giáo dục thì vai trò của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý, giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

PGS.TS Trần Hữu Hoan trao đổi tại hội thảo.

PGS.TS Trần Hữu Hoan trao đổi tại hội thảo.

Theo tham luận của TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, hoạt động bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông. Vì vậy kế hoạch bồi dưỡng phải gắn liền với kế hoạch giáo dục nhà trường.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được thực hiện theo quy trình như: xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học, các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, cần căn cứ kế hoạch của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

Cùng với đó, cần đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng tập trung trực tiếp, bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với trực tuyến, bồi dưỡng tại chỗ, thông qua hội nghị, hội thảo, tự bồi dưỡng…

Bồi dưỡng tập trung trực tiếp để giảng viên truyền đạt trực tiếp cho học viên những vấn đề mới và khó. Từ đó, họ có thể học tập thông qua các hình thức bồi dưỡng khác.

TS Đỗ Tường Hiệp nhấn mạnh trong thời đại công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, bồi dưỡng trực tuyến trở thành hình thức phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Việc kết hợp bồi dưỡng trực tuyến kết hợp và bồi dưỡng tập trung trực mang lại hiệu quả cao. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.

Theo TS Đỗ Tường Hiệp, để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải căn cứ theo kế hoạch giáo dục nhà trường. Nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Hình thức bồi dưỡng phải đa dạng, phong phú và huy động tối đa các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.