Nhiều phụ huynh không chấp nhận con em có biểu hiện bất thường về tâm lý

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên Học viện Quản lý giáo dục, nhiều bố mẹ không chấp nhận con em mình có biểu hiện bất thường về tâm lý.

Bà Delphine Jamsin trao đổi về bức tranh lâm sàng vị thành niên trong buổi tọa đàm.
Bà Delphine Jamsin trao đổi về bức tranh lâm sàng vị thành niên trong buổi tọa đàm.

Chiều 15/2, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức Tọa đàm “Những vấn đề sức khỏe tâm thần và công cụ chẩn đoán sức khỏe tâm thần cho học sinh, sinh viên hiện nay”.

Tại tọa đàm, bà Delphine Jamsin - chuyên gia Tâm lý học lâm sàng, giảng viên thực hành và giám sát, Khoa Tâm lý học (Học viện Marie Haps, Vương quốc Bỉ) chỉ ra rằng, một bức tranh lâm sàng vị thành niên có thể bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, khủng hoảng tuổi vị thành niên với các biểu hiện như: cấp tính, kịch tính hoặc dữ dội có thể đi kèm ở lứa tuổi này. Có những lúc trẻ vị thành niên ồn ào, chống đối và có nguy cơ rạn vỡ hoặc im lặng, trơ lì có thể dẫn đến tê liệt.

Tuổi vị thành niên có thể vượt qua mà không có sóng gió nhưng cũng có thể khó kiểm soát. Ngoài ra, có thể có biểu hiện “Khủng hoảng” tốt về mọi mặt.

Thứ hai, cản trở của vị thành niên mà ở đó có hàng loạt câu hỏi chưa được giải quyết từ thời thơ ấu hoặc sang chấn, khó khăn về kinh tế xã hội, bị lạm dụng, bạo lực…

Thứ ba, sự rối loạn tổ chức tâm trí nguyên thủy hoặc tiềm ẩn. Tuổi vị thành niên bị rối loạn từng phần không có khả năng đi kèm với các bệnh lý tâm thần. Các bệnh lý hình thành từ thời thơ ấu (rối loạn phát triển lan toả, tự kỷ, loạn thần trẻ em, rối loạn phát triển) hoặc khởi đầu tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các rối loạn có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành trong khi không rõ ràng ở tuổi vị thành niên.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi tại hội thảo.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi tại hội thảo.

Theo bà Delphine Jamsin, làm việc với trẻ vị thành niên là làm việc với sự kháng cự. Vì vậy, cần một người đối thoại vững chắc để đối mặt với trẻ. Ngoài ra, chúng ta không đánh giá thấp trẻ vị thành niên bạo lực trong quá trình làm việc. Những câu hỏi về vị thành niên của chính chúng ta mà chúng ta cố gắng giải quyết thông qua công việc của mình là gì?

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên cao cấp Học viện Quản lý Giáo dục cho hay, nhiều bố mẹ không chấp nhận con em mình có biểu hiện bất thường về tâm lý. Khi trẻ vị thành niên bị khủng hoảng tâm lý, rất cần các nhà tâm lý học lâm sàng can thiệp. Song phụ huynh có vai trò quan trọng đối với các em. Theo đó, phụ huynh cần tìm hiểu để đồng hành và hỗ trợ trẻ vị thành niên khi các em có biểu hiện bất thường về tâm lý.

Còn giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi, nắm bắt diễn biến những bất thường của trẻ để phối hợp với gia đình kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ vị thành niên ổn định tâm lý.

“Sự kết hợp giữa nhà trường, nhà giáo dục, gia đình và xã hội là cần thiết. Đặc biệt, chính trẻ vị thành niên cũng cần nhận biết về những biểu hiện bất thường về tâm lý của mình để tự điều chỉnh bản thân” - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi.

Các đại biểu là học viên, sinh viên của Học viện Quản lý Giáo dục thảo luận, đặt câu hỏi với các diễn giả.

Các đại biểu là học viên, sinh viên của Học viện Quản lý Giáo dục thảo luận, đặt câu hỏi với các diễn giả.

Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có những trao đổi về sức khoẻ tâm thần của trẻ vị thành niên; tìm hiểu một số công cụ đánh giá sức khoẻ tinh thần cho trẻ vị thành niên.

Mặc dù giai đoạn vị thành niên luôn được coi như một khủng hoảng vì nó liên quan tới thay đổi về nhận thức, cảm xúc và mối quan hệ, nhưng trẻ vị thành niên vẫn có thể vượt qua dễ dàng mà không có kịch tính hay gặp những khó khăn lớn nếu có sự đồng hành và hiểu biết của phụ huynh, cũng như các chuyên gia tâm lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...