Theo đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; TS Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Trưởng bộ môn Quản trị doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3.
TS. Công Ngọc Thắng, Trưởng bộ môn Lọc - hóa dầu, Phó Chánh Văn phòng Chương trình tiên tiến; PGS.TS Lê Đắc Tuyên, Phó trưởng bộ môn Vật lý, Khoa Khoa học cơ bản; TS Trần Thị Phúc An, Trưởng khoa Lý luận chính trị; PGS.TS Đào Viết Đoàn - khoa Xây dựng được trao tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
Dịp này, nhà trường cũng vinh danh Nhà giáo ưu tú đối với TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Trưởng bộ môn Quản trị doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí; trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho 6 cá nhân; trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 18 tập thể và 78 cá nhân; trao tặng giải thưởng Khoa học công nghệ HUMG năm 2023 - 2024; trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho 58 cá nhân; công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho 61 tập thể.
Theo Hiệu trưởng, GS.TS Trần Thanh Hải, Trường ĐH Mỏ - Địa chất có đội ngũ giảng viên uy tín chuyên môn cao (278 tiến sĩ, 59 giáo sư và phó giáo sư). Quy mô đào tạo của trường ngày càng mở rộng với 41 ngành bậc đại học, 20 chương trình thạc sĩ và 16 chương trình tiến sĩ, đồng thời là trung tâm đào tạo quốc tế uy tín với sinh viên đến từ nhiều quốc gia.
Với sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất được đứng trong top 16, bảng xếp hạng URAP; thứ 24 trong bảng xếp hạng Webometrics; là trường đại học đạt chuẩn 4 sao theo định hướng nghiên cứu. Đặc biệt, tháng 7/2024, nhà trường đã hoàn thành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2.
Trong kế hoạch phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, Trường ĐH Mỏ - Địa chất đặt mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu trong khu vực, đạt kiểm định quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, mở rộng các ngành đào tạo mới, hợp tác với doanh nghiệp và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại.
Thời gian tới, nhà trường sẽ tập trung kiện toàn và cải tiến hệ thống chính trị, bộ máy hoạt động đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; ổn định quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, mở thêm các ngành, chuyên ngành mới theo chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả hợp tác quốc tế; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học.