Nhiều ngành mới được mở đáp ứng kỷ nguyên số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhu cầu nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số có xu hướng xoay chuyển, gắn với công nghệ và trí tuệ nhân tạo. nhu caaù đaò taoj nguồn nhaan lực

Học sinh THPT trải nghiệm công nghệ mới trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm 2024. Ảnh: HCMUTE
Học sinh THPT trải nghiệm công nghệ mới trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm 2024. Ảnh: HCMUTE

Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách thức với thế hệ học sinh Gen Z khi chọn ngành nghề.

Mở nhiều “ngành 4.0”

Trong phương án tuyển sinh năm 2024 được Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU) công bố hồi đầu tháng 1, nhà trường dự kiến tuyển 4 ngành học mới: Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ giáo dục và Công nghệ thông tin (gồm các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin y tế, Thiết kế vi mạch, Thiết kế đồ họa). Đáng chú ý, SIU là trường đại học đầu tiên ở phía Nam mở ngành Công nghệ giáo dục.

Theo lý giải của nhà trường, Công nghệ giáo dục là lĩnh vực đa dạng, bao gồm: Thiết kế dạy học; phát triển nội dung; phát triển phần mềm, đồ họa phục vụ dạy và học; sản xuất nội dung truyền thông số và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giáo dục số…

Ngành học này tập trung vào sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các hoạt động: Thiết kế, phát triển cá nhân hóa phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình giáo dục. Tiềm năng của ngành Công nghệ giáo dục trong tương lai khá lớn khi công nghệ mới liên tục ra đời, mang lại nhiều cơ hội phát triển.

Kết hợp yếu tố “công nghệ 4.0”, “số hóa” vào những ngành truyền thống cũng là cách nhiều trường thực hiện khi tung ra ngành mới những năm gần đây. Chẳng hạn, trong số 33 ngành năm 2024 của Trường Đại học Công Thương TPHCM (HUIT), ngoài ngành thuộc khối công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh mang tính truyền thống, nhà trường còn có ngành Công nghệ tài chính (Fintech).

ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông nhà trường cho biết, ngành này được trường mở nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Theo đó, ngành Fintech kết hợp giữa chuyên ngành Tài chính và Công nghệ thông tin.

Fintech cập nhật những ứng dụng mới nhất về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính; giúp các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm… có thể giải quyết tính thiếu hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống vốn bị giới hạn về thời gian, không gian cũng như quy trình, thủ tục giao dịch phức tạp...

Tại Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), trong số 51 ngành đào tạo tại cơ sở chính TPHCM của năm học 2023 - 2024, có 5 chương trình mới gắn liền với kỷ nguyên số gồm: Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ Marketing (Martech); Kinh doanh số (Digital business); Kỹ sư Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot & AI, hệ kỹ sư); Kỹ sư Công nghệ Logistics (Logtech, hệ kỹ sư).

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) cũng có ngành Fintech với khối kiến thức liên quan đến máy học và trí tuệ nhân tạo trong tài chính, công nghệ blockchain, các gói phần mềm ứng dụng trong tài chính… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và công nghệ phù hợp, hiệu quả trong lĩnh vực tài chính.

Một điểm nổi bật trong mùa tuyển sinh năm 2024 là việc hàng loạt trường mở ngành liên quan đến công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch bán dẫn… Có thể kể đến các trường mở ngành, nhóm ngành trong lĩnh vực này như Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM); Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng); Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU)…

TS Chung Tấn Lâm - Trưởng chuyên ngành Thiết kế vi mạch cho biết, SIU cung cấp chương trình đào tạo toàn diện về quy trình thiết kế vi mạch, đồng thời chú trọng vào phần mềm vi mạch, bởi đây là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao tại các doanh nghiệp. Nhà trường sẽ kết hợp với doanh nghiệp đào tạo thêm về kỹ năng làm việc thực tế trong học kỳ thực tập, đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên.

Chuyên gia tuyển sinh Trường Đại học Gia Định tư vấn thông tin ngành, nghề cho học sinh trong năm học 2023 -2024. Ảnh: GDU

Chuyên gia tuyển sinh Trường Đại học Gia Định tư vấn thông tin ngành, nghề cho học sinh trong năm học 2023 -2024. Ảnh: GDU

Không chạy theo trào lưu

Mới đây, Trường Đại học Kiên Giang tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp năm 2024 với chủ đề “Chiến lược chọn ngành phù hợp trong kỷ nguyên số”. Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kiên Giang, sinh viên ra trường trong “kỷ nguyên số” phải có nhiều kỹ năng của thời đại mới, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, khả năng học tập suốt đời, thuyết trình, phản biện…

TS Khanh cho biết, trong năm 2024, nhà trường dự kiến mở 2 ngành mới là Thương mại điện tử và Truyền thông đa phương tiện, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong chương trình đào tạo, nhà trường theo hướng ứng dụng, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để sinh viên sớm được cọ xát, làm dự án, trau dồi các kỹ năng. Ngoài ra, việc đánh giá kết quả học tập cũng đổi mới theo hướng không chỉ chú trọng kiến thức đơn thuần mà còn theo năng lực.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM gợi ý một số ngành có nhu cầu nhân lực lớn trong kỷ nguyên số như: Nhóm ngành Công nghệ thông tin (chuyên ngành An toàn thông tin, An ninh mạng, Khoa học dữ liệu…); Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; nhóm ngành Môi trường; Kỹ thuật ô tô; Kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, một số ngành mang tính truyền thống (chẳng hạn Kế toán), nhu cầu nhân lực có thể không còn nhiều nhưng sinh viên vẫn có cơ hội phát triển nếu biết tích hợp kiến thức về công nghệ, ngoại ngữ.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng khuyên học sinh chọn ngành “hot” trong kỷ nguyên số phải tỉnh táo và thông minh; không chạy theo trào lưu, “mách bảo” khi chưa có đầy đủ thông tin về ngành học, cơ hội việc làm. Lựa chọn ngành nghề, con đường học tập phải theo các tiêu chí về năng lực, sở thích, nhu cầu thị trường và điều kiện kinh tế của gia đình.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh khác cũng khuyên học sinh không nên chọn nghề theo xu hướng, đám đông. Những ngành năm nay có thể “hot” nhưng 3 - 4 năm sau không còn nhiều nhu cầu nhân lực. Muốn chọn trường, ngành, học sinh cần tính toán yếu tố năng lực, sở thích và điều kiện kinh tế.

Theo các chuyên gia tuyển sinh, nhóm ngành Công nghệ thông tin, Thực phẩm, Nông học, Công nghệ cao vẫn có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Ở khối ngành Khoa học xã hội, Tâm lý học, Xã hội học… vẫn có cơ hội phát triển bởi robot chưa thể thay thế con người trong các công việc này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.