Nhiều chuyển biến mang tính đột phá về giáo dục ở Quảng Trị

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục Quảng Trị. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều khởi sắc.

Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân.
Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân.

Đột phá ứng dụng CNTT, chuyển đổi số

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...”, giáo dục Quảng Trị đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật.

Để Nghị quyết 29 đi vào thực tiễn, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ thể, HĐND tỉnh Quảng Trị ban hành 17 Nghị quyết liên quan đến giáo dục, chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh...

Giáo dục miền núi được quan tâm đầu tư và có bước chuyển biến về chất lượng.

Giáo dục miền núi được quan tâm đầu tư và có bước chuyển biến về chất lượng.

Việc ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết 29 kịp thời, thiết thực đã tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngành GD&ĐT đã triển khai mạnh mẽ, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác quản lý, dạy học; các đơn vị trường học duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả Cổng thông tin điện tử giáo dục, đảm bảo thông tin xuyên suốt, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tích cực triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý, dạy học, nhất là triển khai dạy học qua internet.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục triển khai tốt hệ thống một cửa điện tử trực tuyến phục vụ người dân. Cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT được kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu Bộ GD&ĐT và Trung tâm IOC tỉnh Quảng Trị. Việc ứng dụng CNTT trong các dịch vụ công trực tuyến đã mang lại hiệu quả trong cải cách hành chính của ngành.

Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, quy mô mạng lưới trường lớp từng bước được sắp xếp, mở rộng cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Công tác rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục được chú trọng. Đến nay toàn tỉnh có gần 400 cơ sở giáo dục, giảm hơn 100 đơn vị so với trước.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngày càng được bổ sung về số lượng; tỷ lệ chuẩn hóa và trên chuẩn ngày càng cao.

TS Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị khen thưởng các cá nhân đạt thành tích cao.

TS Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị khen thưởng các cá nhân đạt thành tích cao.

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đã được triển khai thường xuyên, nghiêm túc.

Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định; chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều khởi sắc; số học sinh đạt giải cao tại các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế ngày càng nhiều; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt cao.

Đối với, giáo dục mầm non, 100% trẻ đến trường được học chương trình GDMN, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình; 100% trẻ được chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ. Đến tháng 3/2023 có 97/147 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Về giáo dục phổ thông, hiện 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (vượt chỉ tiêu 20%).

Chất lượng hai mặt (học lực và hạnh kiểm) đối với cấp trung học phổ thông (THCS, THPT) được duy trì vững chắc, ngày càng đi vào thực chất.

Các học sinh đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Các học sinh đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển vững chắc. Từ năm 2013 đến nay, có hàng ngàn em cấp THCS và THPT đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; toàn tỉnh có 234 học sinh bậc THPT đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp quốc gia.

14 học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị.

14 học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị.

Nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi và sân chơi trí tuệ cấp quốc gia. Đặc biệt, có 2 học sinh giành Quán quân (năm 2015, 2017) và 1 học sinh đạt Á quân (năm 2018) cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia; có 5 học sinh đạt giải khu vực và quốc tế. Toàn tỉnh có 174/367 (chỉ tính khối trường công lập) trường đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, tỉ lệ huy động học sinh đến trường ngày càng tăng; ngành đã duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục – xóa mù chữ. Bộ GD&ĐT công nhận tỉnh Quảng Trị đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Trường học Quảng Trị triển khai giáo dục STEM vào lớp học.

Trường học Quảng Trị triển khai giáo dục STEM vào lớp học.

100% các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học... theo định hướng chương trình GDPT 2018.

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển giáo dục

Phát huy thành quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, Quảng Trị tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của HĐND đã ban hành cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Tiếp tục triển khai chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ và tin học; củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ đảm bảo hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo và chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.

Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Duy trì, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với một số tỉnh qua nước CHDCND Lào; Thái Lan và các quốc gia khác.

TS Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị khẳng định, qua 10 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW đã mang đến những thay đổi tích cực đối với giáo dục Quảng Trị. Nghị quyết đã giúp thay đổi từ nhận thức đến hành động đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.

“Sở GD&ĐT Quảng Trị xây dựng, tham mưu UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh ban hành 17 Nghị quyết liên quan đến giáo dục, giúp tháo gỡ “nút thắt” và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của ngành. Những chính sách này đã thúc đẩy và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cán bộ, giáo viên yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”, TS Lê Thị Hương nhấn mạnh.

Điểm nhấn về giáo dục trong 10 năm qua, là ngành GD&ĐT đã có những bước đột phá trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và dạy học.

Cùng với đó, giáo dục địa phương đã có nhiều thay đổi vượt bậc. Chất lượng giáo dục ngày càng khởi sắc. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng lớn mạnh, đạt chuẩn chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đặc biệt, giáo dục miền núi được quan tâm nhiều hơn. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, giai đoạn 2015 - 2022, tỉnh đã đầu tư xây dựng 236 phòng học, xóa phòng học tạm, mượn ở các xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 140 tỷ đồng. Nhờ đó, cơ sở vật chất giáo dục được cải thiện, phục vụ hiệu quả việc dạy học.

Công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị tư tưởng trong các cơ quan quản lý, trường học được chú trọng. Toàn ngành có hơn 400 tổ chức Đảng, với hơn 8.400 đảng viên.

Từ năm 2019, triển khai mô hình “Đảng viên tuổi 18” trong các trường THPT đã có hơn 120 học sinh được tham gia học các lớp cảm tình Đảng, 19 em được kết nạp Đảng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.