Nhiều chính sách quan tâm đến đội ngũ nhà giáo

GD&TĐ - Tại Diễn đàn Người lao động năm 2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ liên quan đến chính sách dành cho nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Diễn đàn Người lao động 2023. Ảnh: Tô Thế.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Diễn đàn Người lao động 2023. Ảnh: Tô Thế.

Bộ trưởng cho biết: Ngành Giáo dục có lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý gần 1,6 triệu người, chiếm số lượng đáng kể so với người lao động cả nước. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến lực lượng nhà giáo.

Riêng đối với những nhà giáo công tác tại vùng núi, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… còn được thêm một số chính sách ưu đãi khác. Cụ thể như: giáo viên ở trường chuyên biệt, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so mức lương tối thiểu, tuỳ theo từng đối tượng; giáo viên dạy các lớp ghép, phụ cấp được hưởng từ 50% đến 70%; giáo viên dạy tiếng dân tộc được phụ cấp trách nhiệm là 0,3 so với mức lương tối thiểu… Ngoài ra còn một vài chính sách ưu đãi khác đối với giáo viên công tác tại vùng miền núi, hải đảo, vùng khó khăn.

Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập, trải qua ảnh hưởng dịch Covid-19, các trường mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết 103 tháng 8/2022, hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập, đã chi trả cho hơn 50.000 người với số tiền 158 tỷ đồng. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với giáo viên mầm non ngoài công lập.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng, so với những vất vả, khó khăn, hy sinh của giáo viên công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn, những chính sách cần phải có ưu tiên nhiều hơn để động viên được giáo viên.

Bộ GD&ĐT đang tham mưu Chính phủ thực hiện một số chính sách; như đẩy mạnh kiên cố hoá trường học, trong đó ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên ở điểm trường, vùng khó khăn; phối hợp với Bộ Nội vụ kiến nghị xem xét nâng phụ cấp ưu đãi với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Hiện hai Bộ bước đầu thống nhất và đang làm việc các bộ ngành khác để sớm triển khai trong thời gian tới.

Bộ GD&ĐT cũng đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, xem xét vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non...

Ngoài ra, Bộ đang chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo, trong đó sẽ lưu ý các chính sách đối với nhà giáo vùng sâu, vùng xa, khó khăn để tăng cường động viên, ghi nhận đối tượng này.

Bộ trưởng cũng mong Công đoàn, chính quyền các địa phương lưu ý: Hiện nay cả nước có 16.000 nhóm trẻ độc lập, trong đó có nhiều giáo viên làm việc chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Đây cũng là một vấn đề xã hội rất cần được quan tâm để bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ này.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng trả lời ý kiến về sự chưa thống nhất giữa Luật Giáo dục và một số luật khác.

Chiều 28.7, tại phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Diễn đàn Người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”. Đây là Diễn đàn đầu tiên được Văn phòng Quốc hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.