Nơi gặp gỡ các làng nghề truyền thống Việt Nam

Nơi gặp gỡ các làng nghề truyền thống Việt Nam

(GD&TĐ) – Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam 2012 sẽ diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 30/9/2012 tại thành phố Nam Định do Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Nơi gặp gỡ các làng nghề truyền thống Việt Nam ảnh 1
Sản phẩm thủ công mĩ nghệ tinh xảo từ gỗ (Ảnh: MH)

Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam 2012 gồm các khu vực trưng bày chính như: Bày, bán sản phẩm, triển lãm làng nghề xưa và nay, khu ẩm thực.

Bên cạnh hoạt động trưng bày và bán sản phẩm còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách như  múa rối, nặn tò he, dệt mụa, đan mây tre, làm gốm, làm đèn ông sao. Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm còn diễn ra hội thảo về chủ đề phát triển làng nghề  gắn với du lịch.

Ban Tổ chức cho biết, hiện nay đã có khoảng hơn 300 gian hàng của 37 tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký tham dự hội chợ.

Ông An Văn Khanh, Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ cho biết, hội thi sản phẩm làng nghề thủ công năm nay thu hút nhiều làng nghề trên cả nước với 5 nhóm sản phẩm gồm: gốm sứ; mây tre đan và lục bình; thêu ren và lụa thổ cẩm; gỗ, sơn mài và khảm trai; vàng, bạc, đồng, kim loại và các sản phẩm khác.

Từ 310 sản phẩm tham gia dự thi, hội đồng giám khảo đã chọn ra 16 giải chính thức và 218 sản phẩm tiêu biểu vào vòng chung khảo sau đó sẽ được trưng bày tại hội chợ, triển lãm này.

Thông qua Hội chợ, nhằm tôn vinh nghệ nhân và thợ thủ công các làng nghề; giới thiệu sản phẩm thủ công đồng thời khuyến khích khả năng sáng tạo của nghệ nhân, thợ thủ công, nhà sản xuất góp phần phát triển làng nghề thủ công truyền thống.

"Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam 2012" là hoạt động được tổ chức nhằm kỉ niệm "750 năm Thiên Trường - Nam Định", nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

Hội chợ lần này là cơ hội để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được giới thiệu rộng rãi đến khách tham quan, đồng thời thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủ công làng nghề, tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề; giới thiệu, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Lộc Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.