Nhiếp ảnh tìm lại vị thế trong đời sống nghệ thuật

GD&TĐ - Những năm gần đây, khi cánh cửa giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam với thế giới ngày càng mở rộng, nghề nhiếp ảnh không còn bị xem nhẹ như trước kia. 

Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật có sức truyền tải và lay động khán giả. Khi ngắm một bức ảnh, người ta thêm yêu cuộc đời này và tự nhủ mình sẽ phải sống sao cho thật xứng đáng.
Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật có sức truyền tải và lay động khán giả. Khi ngắm một bức ảnh, người ta thêm yêu cuộc đời này và tự nhủ mình sẽ phải sống sao cho thật xứng đáng.

Các nhiếp ảnh gia Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp nước ngoài như phương hướng, quan niệm sáng tác… để cho ra những tác phẩm vô cùng đa dạng và phong phú.

Nhiếp ảnh gia cũng là nghệ sĩ

Theo cách hiểu thông thường, làm nhiếp ảnh thì cần phải có... máy ảnh, nhưng quan trọng hơn là năng lực chuyên môn của người cầm máy.

Ngoài ra, nhiếp ảnh gia cần phải có sức khỏe tốt, một làn da... chống nắng, cái đầu lạnh, một chút gan lì và kiên nhẫn để tác nghiệp.

Những khoảnh khắc lướt qua rất nhanh, bởi vậy, các bạn thấy các nhiếp ảnh gia thực thụ luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh, sẵn sàng chớp lấy bất cứ lúc nào.

Đối với nghề nhiếp ảnh, “mỹ thuật phải đi đầu”. Nói cách khác, nền tảng của nhiếp ảnh là mỹ thuật chứ không phải kỹ thuật. Tuy nhiên, kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng không thể xem nhẹ vì phải hiểu biết tường tận các vấn đề kỹ thuật máy móc và sử dụng thành thạo thì mới có thể chuyển tải giá trị nghệ thuật, nội dung tác giả muốn nói.

Cũng như tranh, sự độc đáo của một tấm ảnh còn thể hiện tính cách cá nhân, kinh nghiệm sống, trình độ thẩm mỹ và cảm nghiệm sống... của bản thân người chụp. Một khi đã phả được hồn của mình vào ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh có thể hòa hợp mọi đường nét, thể hiện những khoảnh khắc tuyệt vời, giúp đứa con tinh thần của mình sống mãi với thời gian.

Rõ ràng, nhiếp ảnh không phải để tạo ra những bức ảnh "ngàn like" trên Facebook hay Instagram. Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật có sức truyền tải và lay động khán giả. Khi ngắm một bức ảnh, người ta thêm yêu cuộc đời này và tự nhủ mình sẽ phải sống sao cho thật xứng đáng.

Tôn vinh nghề nhiếp ảnh

"Festival Nhiếp ảnh Trẻ" là nơi tìm kiếm, phát hiện những tác giả trẻ có những tác phẩm ảnh nghệ thuật sinh động, mới mẻ và ấn tượng.
 "Festival Nhiếp ảnh Trẻ" là nơi tìm kiếm, phát hiện những tác giả trẻ có những tác phẩm ảnh nghệ thuật sinh động, mới mẻ và ấn tượng.

Được xem như một bộ môn nghệ thuật giàu tính biểu cảm và lan tỏa nên gần đây nhiếp ảnh đã được giới chuyên môn hết mực quan tâm. Các lễ trao giải, những cuộc triển lãm... gần đây cho thấy nhiếp ảnh Việt đang phát triển mạnh mẽ.

Sự kiện được các nhiếp ảnh gia quan tâm gần đây có lẽ là lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2017 với chủ đề “Nhịp sống Thủ đô” do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp Câu lạc bộ nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội tổ chức nhân dịp 63 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lễ khai mạc diễn ra sáng 9-10, tại Trung tâm Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Qua 11 năm - 11 cuộc triển lãm, “Hà Nội trong tôi” đã trở thành điểm hẹn của người yêu nhiếp ảnh, yêu Hà Nội vào đầu tháng 10 hàng năm. Triển lãm đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi tình yêu Hà Nội chân thành, sâu lắng và bền chặt; con mắt nghề giàu tính nhân văn và nhiều trải nghiệm sống.

Với 80 bức ảnh giới thiệu các hoạt động văn hóa - xã hội, kinh tế, đô thị, sinh hoạt của người dân Thủ đô và các hình ảnh đẹp về phố phường Hà Nội, triển lãm năm nay được chia làm bốn chủ đề chính: Phong cảnh, Văn hóa, Đời sống, Làng nghề.

Những khoảnh khắc đẹp của các tác phẩm đã cho khán giả thấy bên cạnh một Hà Nội có chiều sâu văn hóa là nhịp sống sôi động của phố phường Hà Nội trong quá trình phát triển.

Ngoài sự tự hào về Hà Nội – Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, các tác phẩm còn thể hiện rất rõ nét tình yêu Hà Nội của các tác giả, những người đã sống, làm việc và gắn bó với Hà Nội mấy chục năm qua.

Tiếp nối “Hà Nội trong tôi” là một sự kiện khác dành cho giới nhiếp ảnh. "Festival Nhiếp ảnh Trẻ 2017" là hoạt động ý nghĩa thu hút nhiều giới trẻ cùng sở thích chụp ảnh tham gia.

Đây cũng là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đáng chú ý chào mừng 63 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10-10. 26 trong số 3.247 ảnh tham dự đã được lựa chọn trao các giải thưởng tại "Festival Nhiếp ảnh Trẻ" chủ đề “Tư duy trẻ, góc nhìn trẻ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Có thể nói, "Festival Nhiếp ảnh Trẻ" là nơi tìm kiếm, phát hiện những tác giả trẻ có những tác phẩm ảnh nghệ thuật sinh động, mới mẻ và ấn tượng. Festival khuyến khích, động viên lực lượng nhiếp ảnh trẻ, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, công bố tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống đương đại, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

Trước đó, ngày 15/5/2017, nhân dân thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội đã khai trương Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá. Đây là bảo tàng đầu tiên do cộng đồng một thôn đầu tư xây dựng để trưng bày, giới thiệu về truyền thống của một làng nghề nhiếp ảnh.

Bảo tàng tập trung kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá với những chủ đề liên quan như: Tái tạo kiểu sắp đặt biểu tượng một phòng chụp ảnh xưa; Ông tổ nghề ảnh của làng; Các hiệu ảnh xưa; Bếp núc của nghề nhiếp ảnh; Ảnh thờ; Ảnh chân dung; Chân dung các nghệ sĩ; Nghệ thuật chiếu sáng; Ảnh tô mầu; Phóng viên, nghệ sĩ; Câu lạc bộ nhiếp ảnh Khánh Ký và Các hiệu ảnh ngày nay.

Bảo tàng cũng dành một không gian mang tính thường xuyên thay đổi đề giới thiệu những bức ảnh đẹp của các nghệ sĩ nhiếp ảnh người Lai Xá hiện nay.

Có thể nói, những cuộc triển lãm và trao giải nhằm tôn vinh nghề nghiếp ảnh gần đây cho thấy công chúng và giới chuyên môn không phủ nhận những đóng góp của môn nghệ thuật ánh sáng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.