Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật

GD&TĐ - Bóng đè là hiện tượng không hiếm lắm trong giấc ngủ của nhiều người khi chúng ta bị mệt mỏi quá sức hay bị ép tim. Nhưng nếu kéo dài và thường xuyên nó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe tâm thần.

Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật

Trường hợp của Bruno

Hiện tượng bóng đè xảy ra khi chúng ta sắp sửa đi vào giai đoạn ngủ “mắt chuyển động nhanh” (REM), lúc giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Trong giấc ngủ REM, cơ thể chúng ta tê liệt để chúng ta không thể hành động trong lúc mơ màng.

Nicolas Bruno là họa sĩ nghiệp dư với vài bức tranh sơn dầu màu tối mang nội dung ảm đạm dự báo số phận của con người. Anh nói: “Tôi rất quan tâm đến hội họa thế kỷ 19 khi các họa sĩ tiến hành cuộc nổi loạn chống lại nền hội họa sạch, kinh điển bằng các tác phẩm đầy cá tính, dị thường, thậm chí hỗn mang”.

Khi trở thành nhiếp ảnh gia, anh lại bị ám ảnh bởi hiện tượng “bóng đè” (sleep paralysis) thường gặp vào ban đêm và sử dụng những cơn ác mộng này làm nguồn cảm hứng để tái tạo lại khung cảnh khủng khiếp anh nhìn thấy lúc bị bóng đè.

Bruno, 22 tuổi cũng ngủ như chúng ta, nhưng khi ngủ, đôi mắt anh không nhắm, và tất cả bắt đầu từ khác biệt này. Có lúc anh thấy một chiếc bóng đen hay trắng ma quái không rõ mặt lơ lửng bên mình, hét vào tai anh hoặc bóp cổ anh. Thân xác anh đông cứng lại trên giường vì khiếp sợ nhưng không làm sao thoát ra được cái bóng. Mọi cơ bắp đều tê liệt đến hơn một phút.

Những tiếng ú ớ vô vọng trong sự bất lực khi ác mộng và thực tại hòa quyện vào nhau. Nhiều người trong chúng ta cũng gặp trường hợp này, tuy nhiên thường xuyên bị bóng đè như Bruno là hiếm. Những gì Bruno nhớ lại từng xuất hiện trong các bộ phim kinh dị nhưng không phải là tưởng tượng mà là trải nghiệm rất thực.

Sống chung với ác mộng từ năm 15 tuổi

Trong trường hợp của Bruno, tư tưởng của anh vẫn thức và phát sinh những ảo giác sống động, đáng sợ. “Người không bị bóng đè không thể hiểu được nỗi khiếp sợ lên đến tột đỉnh thế nào khi có một cái bóng không rõ mặt dùng tay bóp cổ bạn hoặc cái bóng ngồi bên giường, nhìn chằm chằm vào bạn, hét vào tai bạn” – Bruno nói.

Những người bị bóng đè cho biết họ gặp một nguy hiểm chết người ngồi sát bên giường của mình nhưng mọi cố gắng thoát ra hay gọi người giúp đỡ đều bất lực vì tay chân không thể cử động được. Có cái gì đó đè lên ngực, lên tay buộc họ phải ở yên vị trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Một ngón tay cũng không thể nhấc lên huống hồ cơ thể. Bruno bị bóng đè từ lúc 15 tuổi và gần như mỗi đêm đều bị bóng đè theo cách khác nhau trên giường ngủ. “Chẳng bao lâu khi leo lên giường, tôi đã bị bóng đè và không bao giờ ngủ lại được nữa. Có lúc trải nghiệm kinh hoàng đến nỗi hai ngày sau, tôi vẫn không dám đi ngủ vì sợ nó tái hiện. Tôi nghĩ mình đã bị quỉ ám” – anh mói.

Giảm nhẹ nỗi sợ bằng nhiếp ảnh

Những cơn ác mộng tệ đến nỗi Bruno muốn tự tử vì quá kiệt sức. “Tự tước đoạt giấc ngủ của mình hoặc cứ ngủ để mơ thấy những điều khủng khiếp đều tệ hại như nhau. Có lúc bế tắc đến nỗi tôi chỉ muốn chết cho xong” – anh nói.

Chỉ khi Bruno học gần xong trung học, hiện tượng bóng đè mới giảm. Lúc đó, giáo viên đề nghị anh hãy đối diện với sự thật bằng cách thử ghi lại những cơn ác mộng của mình. Khi Bruno đưa cho giáo viên xem bản ghi lại, giáo viên đề nghị anh hãy biến nó thành những bức ảnh sống động.

Với năng khiếu nhiếp ảnh sẵn có, Bruno đã tìm được cách giải tỏa tốt nhất những cơn ác mộng đang hành hạ anh nhiều năm qua. Thông qua những bức ảnh mà mình là nhân vật chính này, Bruno đã kiểm soát được giấc ngủ và không còn sợ hãi như trước nữa. Anh đã biết cách “sống chung với lũ”.

Tất cả cơn ác mộng bóng đè đều được Bruno đưa vào hình ảnh giống như những gì anh nhìn thấy trên giường. Anh chụp trong ánh sáng tự nhiên. Thoạt đầu có nhiều người nghĩ Bruno bị điên khi tự dàn dựng và chụp bộ ảnh siêu thực này, nhưng khi biết anh chỉ hiện thực hóa lại giấc mơ họ đã khâm phục sức chịu đựng khủng khiếp của anh.

Bruno học được nhiều điều từ nhiếp ảnh gia trừu tượng Alexia Sinclair. Mới đây, anh đã cho triển lãm 20 bức ảnh tiêu biểu nhất trong bộ sưu tập “Ác mộng bóng đè” của anh. Cuộc triển lãm được sự đón nhận của những người từng bị bóng đè ít nhất vài lần trong đời. “Thông qua cuộc triển lãm này tôi muốn gửi đi một thông điệp về hoàn cảnh của những người rơi vào trường hợp như tôi và sự chịu đựng của họ. Nó cho họ thêm sức mạnh để sống trong cuộc đời này” – anh nói.

Xin giới thiệu 10 bức ảnh “ác mộng bóng đè” của Bruno.

Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 1Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 2Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 3Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 4Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 5Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 6Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 7Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 8Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 9Hiện tượng “bóng đè” qua góc nhìn nghệ thuật ảnh 10
Theo Sleep Paralysis

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.