Nhiên liệu xanh cho ngành hàng không

GD&TĐ - Xe điện có thể là một giải pháp hợp lý cho các nhà sản xuất ô tô bắt đầu xu hướng khử carbon toàn cầu, nhưng đối với các hãng hàng không, nhiên liệu xanh là giải pháp đang thu hút sự chú ý của họ.

Nhiên liệu xanh cho ngành hàng không

Nhật Bản cùng một nhóm quốc gia cam kết sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 nhưng vẫn kém châu Âu và Mỹ, nơi ngày càng có nhiều công ty đưa nhiên liệu sinh học từ các nguyên liệu như dầu ăn qua sử dụng vào sử dụng thương mại cho các hãng hàng không. Hydro cũng được xem như một nguồn nhiên liệu thay thế cho máy bay.

Nhà sản xuất máy bay lớn Airbus SAS đã công bố các khái niệm về máy bay không khí thải chạy bằng hydro mà hãng hy vọng sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035. Kawasaki Heavy Industries Ltd cũng đã tiết lộ kế hoạch tham gia vào lĩnh vực kinh doanh máy bay chạy bằng hydro với mục tiêu dẫn đầu về công nghệ cốt lõi cho động cơ hydro và bình nhiên liệu hydro hóa lỏng.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, một chiếc máy bay phản lực doanh nghiệp tư nhân do Honda Motor Co phát triển đã bay từ tỉnh Kagoshima Tây Nam Nhật Bản đến sân bay Haneda của Tokyo, đây là chuyến bay đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học được sản xuất từ euglena, một loại tảo.

Khoảng 10% nhiên liệu sinh học được sử dụng cho chuyến bay đến từ tảo euglena và phần còn lại từ dầu thải, theo Euglena Co., nhà cung cấp nhiên liệu Nhật Bản.

“Nhật Bản đang đi chậm vài năm vì đã có những nhà sản xuất máy bay phản lực sinh học hàng đầu ở nước ngoài”, Akihiko Nagata, Phó Chủ tịch điều hành của công ty cho biết.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, lĩnh vực giao thông vận tải chịu trách nhiệm cho khoảng 18% tổng lượng khí thải CO2 ở Nhật Bản. Theo số liệu của chính phủ, các hãng hàng không chịu trách nhiệm về 5% trong khi phần lớn đến từ ô tô, xe tải và xe buýt.

Các hãng hàng không lớn của Nhật Bản đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu phản lực hóa thạch trong những năm tới và chuyển sang loại mà họ gọi là “nhiên liệu hàng không bền vững” như nhiên liệu sinh học.

Theo dữ liệu của Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản, khi một chiếc máy bay được cung cấp năng lượng từ hỗn hợp nhiên liệu máy bay thông thường và nhiên liệu hàng không bền vững, nó có thể cắt giảm lượng khí thải CO2 khoảng 20 đến 30% trong suốt chuyến bay. Giới hạn pha trộn được đặt ra để sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững.

Các hãng hàng không lớn của Nhật Bản như Japan Airlines Corp và All Nippon Airways Co đã sử dụng nhiên liệu sinh học được sản xuất từ vi tảo của nhà sản xuất Nhật Bản IHI Corp. cho các chuyến bay thương mại nội địa trong quá trình tìm cách tăng cường sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững.

Các chuyên gia hàng không cho biết, vẫn còn những trở ngại đối với việc sử dụng nhiều hơn các loại nhiên liệu sinh học hàng không như vậy. Nguồn cung cấp của chúng hạn chế và chi phí cũng cao hơn so với nhiên liệu phản lực hóa thạch thông thường.

Hiện tại, nhiên liệu phản lực sinh học của Euglena có giá khoảng 10.000 yên/lít.

Công ty đặt mục tiêu nâng cao công suất sản lượng bằng cách xây dựng một nhà máy nuôi trồng tảo euglena ở Indonesia với dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Đến năm 2025, công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng lên 250.000 kilô lít/năm và hạ giá thành, giúp công ty có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài như Neste Corp của Phần Lan.

Các nhà sản xuất Nhật Bản đặt mục tiêu bán các loại nhiên liệu hàng không bền vững nội địa ra thị trường vào khoảng năm 2030. “Chúng tôi sẽ bắt kịp và có thể cung cấp dịch vụ của chúng tôi với giá cả phải chăng” - Akihiko Nagata nói.

Theo Kyodo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.