Khủng long là loài động vật sống ở thời tiền sử, rất xa vời và đầy bí ẩn với con người. Chỉ qua phim ảnh hoặc nhiều mẫu hóa thạch khác nhau chúng ta mới có thể ghép mảnh ngoại hình của chúng thông qua công nghệ.
Gần đây, Marie Woods, một người phụ nữ sống tại Filey, Yorkshire, Vương quốc Anh khi đến một bãi biển gần đó để nhặt sò ốc thì vô tình phát hiện một tảng đá lạ lùng bị sóng đánh dạt vào bờ, trên tảng đá này có một vết chân khổng lồ trông rất khác biệt.
Khi kiểm tra kỹ hơn, người phụ nữ phát hiện, rất có thể dấu chân này là dấu chân đã hóa thạch khủng long.
Thực tế, cô Marie Woods cũng là một nhà khảo cổ học, vì vậy ngay sau khi phát hiện ra tảng đá lạ lùng này, cô đã báo cáo cho đơn vị liên quan.
Lo rằng hóa thạch sẽ bị sóng cuốn trôi lần nữa, Marie Woods đã lập tức chụp ảnh toàn bộ hiện trường đồng thời liên hệ với Tiến sĩ Lomax, nhà khảo cổ học đã viết cuốn sách về hóa thạch khủng long "Dinosaurs of the British Isles" và nhà khảo cổ học John Oxley.
Ngay sau đó, cả nhóm đã đến địa điểm này để thu thập bằng chứng. Từ các dấu chân và dấu móng ba ngón, có thể suy ra rằng đó là một con "khủng long khổng lồ ăn thịt" sống cách đây khoảng 175 triệu năm trong kỷ Jura.
Với chiều dài cơ thể khoảng 8 - 9m và khớp hông khoảng dài 2,4m, hình ảnh của con khủng long sẽ sớm được hiển thị hoàn chỉnh thông qua mô hình 3D.
Đây quả là một phát hiện thú vị và có giá trị lớn đối với bản thân nhà khảo cổ Marie Woods và địa phương.