Nhật ký của thầy giáo tình nguyện vào tâm dịch nhập liệu mẫu bệnh phẩm

GD&TĐ -  “5h sáng bật zalo, lịch đội nhập liệu mẫu bệnh phẩm của đội giáo viên Yên Dũng đã có. Lên đường thôi, chiến đấu với Covid-19 nào!”.

Xét nghiệm và nhập mẫu bệnh phẩm tại một địa phương trên địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
Xét nghiệm và nhập mẫu bệnh phẩm tại một địa phương trên địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang)

Đó là những chữ đầu tiên trong “Nhật ký chống Covid-19” của thầy Nguyễn Văn Thắng – giáo viên Trường THCS thị trấn Nham Biền số 1 (Yên Dũng, Bắc Giang). Với thầy, đây là những ngày thanh xuân ý nghĩa nhất.

Thầy kể, ngày 18/5, huyện Yên Dũng có quyết định cách ly toàn xã hội. Số ca nhiễm Covid-19 và số người thuộc diện F1, F2 không ngừng tăng. Lịch xét nghiệm y tế dày đặc. Thầy tình nguyện tham gia đội tình nguyện nhập liệu mẫu bệnh phẩm cùng với hơn 50 giáo viên khác.

Đội tình nguyện của thầy Thắng đi đến khắp các địa phương để hỗ trợ đội ngũ y tế
Đội tình nguyện của thầy Thắng đi đến khắp các địa phương để hỗ trợ đội ngũ y tế

Công việc được bắt đầu từ ngày 24/5. Hôm đó là ngày đặc biệt, sáng sớm nhận thông tin đi sẽ cùng với các y bác sĩ, các lực lượng phòng chống dịch bệnh đến hỗ trợ các trạm y tế và các vùng dân cư. Chuẩn bị đồ nghề, máy tính xách tay, vai khoác balo và sẵn sàng lên đường.

Vèo một cái đã tới nơi cần đến. Mọi người nhanh chóng mặc đồ bảo hộ để phòng chống lây nhiễm Covid-19. Mặc xong đồ, ai nấy đều kín mít từ đầu tới chân. Mọi người không nhận ra nhau, chỉ biết chào nhau bằng những cái gật đầu, rồi ai vào việc nấy, chăm chỉ, cần mẫn.

Mỗi ngày thầy Thắng và đồng đội nhập liệu hàng nghìn mẫu bệnh
Mỗi ngày thầy Thắng và đồng đội nhập liệu hàng nghìn mẫu bệnh

Ngày đầu tiên trải nghiệm với bộ đồ bảo hộ giữa thời tiết oi bức của mùa hè, cảm giác như ngộp thở. Rồi công việc cuốn hút và mọi người cũng dần thích nghi. Nhưng có thấm vào đâu so với đội ngũ y, bác sỹ - họ dường như phải ăn nằm, ngủ nghỉ với bộ đồ đó. Hôm ấy, hơn 12 giờ đêm, cả đội mới nhập xong dữ liệu.

Một tuần trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc: Vui – buồn – lo lắng- hồi hộp. Một tuần được trải nghiệm cùng lực lượng phòng chống dịch bệnh. Màu áo xanh của các tình nguyện viên, của lực lượng công an, y tế… mọi màu áo đều hòa vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, ướt đẫm lưng… nhưng đâu đó vẫn có “nụ cười tỏa nắng”, để rồi cùng nhau quyết tâm đẩy lùi đại dịch.

Phút thư giãn hiếm hoi (bên phải là thầy Thắng)
Phút thư giãn hiếm hoi (bên phải là thầy Thắng)

Ấn tượng nhất với anh Vũ Xuân Hòa - Tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Tiến Dũng. Hôm nào không phải đi nhập liệu mẫu bệnh phẩm, là anh cùng với chiếc xe côn có tuổi chạy khắp đường làng, ngõ xóm tuyên tuyền cho nhân dân phòng chống Covid-19.

Tinh thần của nhân dân cũng rất đáng hoan nghênh. Đi đúng giờ, ngồi đúng chỗ, gọi tên, lấy mẫu xét nghiệm xong là nhanh chân ra về, chứ không “túm năm, tụm ba” như trước.

Vì số lượng đơn vị nhiều, nên có hôm phải làm xuyên đêm mới xong. Nhóm nào xong trước sẽ đến các điểm tiếp theo để hỗ trợ, không ai nề hà công việc.

Anh Vũ Xuân Hòa- Tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Tiến Dũng cùng bạn thân là chiếc xe côn có tuổi

Anh Vũ Xuân Hòa- Tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Tiến Dũng cùng bạn thân là chiếc xe côn có tuổi

Bắc Giang đang là “tâm dịch” nên cả đội luôn tự bảo nhau: kiểm soát, tập trung cao độ, nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân Việt Nam để sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.