Nhật Bản xem xét biên chế 1.000 tên lửa tầm xa trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực

GD&TĐ - Nhật Bản đang xem xét tăng số lượng tên lửa hành trình tầm xa được biên chế lên 1.000. Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh ở khu vực châu Á đang xấu đi và căng thẳng gia tăng với Trung Quốc và Triều Tiên - tờ Yomiuri trích dẫn các nguồn tin quân sự, đưa tin hôm nay (21/8).

Tàu Takanami của Lực lượng Tự phòng vệ Nhật Bản.
Tàu Takanami của Lực lượng Tự phòng vệ Nhật Bản.

Theo nguồn tin trên, Tokyo có kế hoạch triển khai phần lớn tên lửa ở khu vực giữa quần đảo Ryukyu (còn gọi là quần đảo Nansei) và đảo Kyushu. Biện pháp này được cho là nhằm giảm khoảng cách giữa số lượng tên lửa trong biên chế của Nhật Bản và số lượng tên lửa của Trung Quốc.

Ngoài ra, Tokyo còn có ý định cải tiến tên lửa đất đối hạm Kiểu 12 do Mitsubishi Heavy Industries phát triển và nâng tầm bay của chúng từ vài trăm km đến hàng nghìn km.

Các tên lửa tầm xa đầu tiên dự kiến ​​sẽ được lực lượng phòng vệ Nhật Bản áp dụng vào năm 2024, tức là sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu, theo hãng tin trên.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định tạo ra một hệ thống hỗ trợ đầu tư cho các công ty thực hiện các đơn đặt hàng quốc phòng và đưa nó vào dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2023.

Đầu tháng 8, tờ Yomiuri đưa tin, chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét trang bị cho hai tàu chiến mới hệ thống kiểm soát và thông tin chiến đấu Aegis, có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công đường không. Các tàu khu trục mới sẽ hoạt động liên tục ở Biển Nhật Bản để theo dõi các vụ phóng tên lửa có thể xảy ra của Triều Tiên, theo hãng truyền thông.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.