Nhật Bản: Sử dụng cyborg và robot thế thân vào năm 2050

Nhật Bản: Sử dụng cyborg và robot thế thân vào năm 2050

Chương trình này nhằm tạo ra một xã hội giải phóng con người khỏi những ràng buộc về thể chất, tinh thần, thời gian và không gian vào năm 2050.

Chương trình coi các quyền tự do này là tầm nhìn của các xu hướng công nghệ hiện tại. Điều này có thể đạt được trước tiên bằng cách thiết lập công nghệ cần thiết để cho phép mọi người bắt đầu thí điểm robot thế thân vào năm 2030. Bằng cách kết hợp AI, công nghệ sinh học và mạng siêu tốc, một người có thể điều khiển tới 10 robot thế thân cùng một lúc để thực hiện công việc thoải mái từ nhà riêng của họ và vượt qua mọi giới hạn về thể chất.

Tất cả các cuộc thảo luận về “robot thế thân” điều khiển bởi con người từ những địa điểm xa xôi nghe có vẻ quen thuộc, bởi vì nó tương đối giống với cốt truyện của bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng mà nhiều người trong chúng ta có thể đều biết và yêu thích: “Tobor the Great”.

Bạn thức dậy vào một buổi sáng và muốn trải nghiệm xem cảm giác làm việc trên một chiếc thuyền đánh cá ngoài biển lớn như thế nào. Bạn chỉ cần đăng nhập và kết nối vào một đội robot thế thân đóng trên một chiếc thuyền như vậy và cố gắng bắt được một mẻ cá ngừ vằn lớn. Và một khi bạn nhận ra nó nhàm chán và mệt như Hemingway đã mô tả, bạn có thể dễ dàng chuyển sang một thứ gì khác để làm.

Chiếc thuyền đánh cá này vừa có thể được điều hành bởi cả người vừa có thể tự hoạt động từ mọi múi giờ trên toàn thế giới không ngừng nghỉ mà không hề bóc lột sức lao động của ai cả. Thậm chí, bạn không cần phải thay quần áo, chứ chưa nói đến việc phải đi đến chỗ làm.

Sau khi được triển khai, số lượng robot thế thân có thể được sử dụng và số lượng chức năng của chúng cho mỗi người sẽ nhanh chóng tăng dần. Lực lượng lao động robot tăng theo cấp số nhân sau đó sẽ đặt nền móng cho cái mà họ gọi là Xã hội 5.0 của năm 2050, trong đó mọi người sẽ có quyền truy cập vào hàng nghìn avatar mà họ có thể sử dụng để làm việc cùng nhau và tạo ra nhiều kỳ quan công nghệ hơn để cải thiện cuộc sống.

Đây chắc chắn là kế hoạch giàu tham vọng và đó là lí do họ đặt tên dự án này là moonshot. Nhật Bản cảm thấy rằng vị thế của họ là một quốc gia có dân số đặc biệt đang bị già hóa và suy giảm nhanh chóng, khiến cho nó trở thành môi trường hoàn hảo để tạo ra sự thay đổi xã hội như vậy xảy ra đầu tiên.

TheoSoraNews24

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ