Nhật Bản khóa chặt bờ biển bằng tên lửa chống hạm tầm xa Type 12 Kai

GD&TĐ - Nhật Bản đang đẩy nhanh việc sản xuất hàng loạt và triển khai hệ thống tên lửa chống hạm đất liền Type 12 Kai để mở rộng khả năng phòng thủ đảo.

Nhật Bản khóa chặt bờ biển bằng tên lửa chống hạm tầm xa Type 12 Kai

Kế hoạch tương ứng đã được công bố trong tài liệu mua sắm chính thức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Theo tài liệu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tìm cách đẩy nhanh quá trình sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Type 12 Kai (SSM-3) mới, quá trình chế tạo hàng loạt bắt đầu vào tháng 4 năm 2023 tại nhà máy Mitsubishi Heavy Industries (MHI).

Tên lửa hành trình chống hạm thuộc tổ hợp Type 12 Kai sẽ đảm bảo tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 1.000 km (phiên bản tiêu chuẩn) đến 2.000 km sử dụng động cơ phản lực cánh quạt mới do Kawasaki sản xuất (nhận được chỉ số KJ300).

Tên lửa hành trình chống hạm SSM-3 được thử nghiệm trong hầm gió.
Tên lửa hành trình chống hạm SSM-3 được thử nghiệm trong hầm gió.

Tên lửa SSM-3 được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu tên lửa chống hạm siêu thanh phóng từ máy bay ASM-3.

Về mặt cấu trúc, vũ khí này sẽ khác với những loại được thiết kế trước đây và đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Trong quá trình phát triển, các chuyên gia của MHI rất chú trọng đến việc giảm tầm diện tích phản xạ radar, tích hợp hệ thống truyền dữ liệu từ các trạm phát hiện và dẫn đường trên mặt đất, cũng như khả năng điều chỉnh quỹ đạo thông qua sóng vô tuyến và vệ tinh.

Tên lửa này sẽ là một phần của các đơn vị chống hạm thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản và sẽ bổ sung cho những tổ hợp Type 80 tầm ngắn (tầm bắn tối đa 150 km) và Type 12 cũ với tên lửa SSM-2 (tầm bắn tối đa 250 km).

Vấn đề cần nói nữa là theo tài liệu mua sắm chính thức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, việc sản xuất hàng loạt tên lửa mới dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Mặc dù vậy, do hoạt động ngày càng tăng của láng giềng, việc sản xuất hàng loạt và chuyển giao các hệ thống đầu tiên sẽ diễn ra trước khi quá trình phát triển đầy đủ hoàn tất vào năm 2025, và sẽ được tích hợp vào nền tảng tổ hợp tên lửa ven biển Type 12.

Hiện tại, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không sử dụng các hệ thống chống hạm có khả năng bắn hạ hoàn toàn mọi mục tiêu mặt nước trong vùng biển của họ.

Đối với SSM-3, ngoài việc tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, tên lửa sẽ có khả năng phá hủy vật thể trên mặt đất thông qua việc sử dụng đầu dẫn đường kết hợp.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản trước đó đã đẩy nhanh quá trình mua tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.

Do căng thẳng trong khu vực và các nỗ lực liên tục của hạm đội đối phương nhằm tiến hành hoạt động trinh sát cũng áp sát biên giới trên biển, Bộ Quốc phòng nước này cho rằng cần phải chuẩn bị cho những diễn biến bất ngờ nhất.

Tên lửa hành trình Tomahawk sẽ cung cấp thêm khả năng răn đe nói chung, đồng thời đảm bảo sự ổn định của các lực lượng trong khu vực.

Vũ khí này sẽ được trang bị cho các tàu khu trục mới, vừa cung cấp khả năng phòng thủ chống tên lửa, vừa trở thành phương tiện tấn công chính của hạm đội.

Tên lửa chống hạm Type 12 được phóng trong một cuộc tập trận.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.