Bạo lực học đường cao kỷ lục ở Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khảo sát gần đây của Văn phòng Giáo dục thủ đô Seoul với gần 490 nghìn học sinh từ lớp 4 đến lớp 12, 2,2% người được hỏi từng bị bắt nạt ở trường.

Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối của Hàn Quốc.
Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối của Hàn Quốc.

Con số này tăng 2% so với năm 2022, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 10 năm.

Trong khảo sát, 4,6% học sinh tiểu học cho biết các em từng bị bạo lực học đường. Con số này ở học sinh THCS và THPT lần lượt là 1,6% và 0,4%.

Hình thức bạo lực học đường phổ biến nhất là lạm dụng bằng lời nói với tỷ lệ đạt 37,7%. Theo sau là lạm dụng thể chất và bắt nạt từ một nhóm với tỷ lệ lần lượt là 18,1% và 15,3%. Khoảng 68,8% vụ bạo lực xảy ra trong khuôn viên trường học và 29,4% vụ việc xảy ra trong lớp học.

Các quan chức nghi ngờ sự gia tăng bạo lực học đường là do các lớp học trực tuyến. Trong dịch Covid-19, học sinh ít giao lưu với bạn bè nên khi trở lại trường, các em gặp khó khăn trong việc giải quyết xung đột và các hình thái bạo lực xuất hiện nhiều hơn. Do học sinh đã có kinh nghiệm sử dụng Internet nên tình trạng bạo lực lan rộng trên mạng xã hội.

Luật pháp Hàn Quốc định nghĩa bạo lực học đường là những hành động chống lại học sinh trong hoặc ngoài trường học như thương tích về thể chất hoặc tinh thần, hư hỏng tài sản, đe dọa, bạo lực tình dục, phỉ báng, tống tiền, ép buộc, bắt nạt trực tuyến hoặc trực tiếp.

Theo Korea Herald

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đội tiếp sức 4x400m nữ điền kinh Việt Nam hứa hẹn sẽ bùng nổ ở vòng loại Olympic Paris 2024. Ảnh: ITN

'Ăn đong' đến bao giờ?

GD&TĐ - Thể thao Việt Nam đã có 10 suất tham dự Olympic Paris 2024. Con số này chạm ngưỡng chỉ tiêu 12 - 15 suất đến Pháp năm nay.