Nhật Bản: Chuyển dần sang hình thức giảng dạy trực tiếp

GD&TĐ - Khi học kỳ mới bắt đầu, các trường đại học ở Tokyo và khu vực lân cận đã dần chuyển sang hình thức giảng dạy trực tiếp.

Sinh viên năm nhất của Trường Đại học Nagoya duy trì giãn cách trong lớp.
Sinh viên năm nhất của Trường Đại học Nagoya duy trì giãn cách trong lớp.

Các trường ở vùng Chubu đang gia tăng số lượng các lớp học như vậy, sau thời gian dài học trực tuyến.

Đầu tháng qua, Đại học Nagoya đã tiếp tục một phần các lớp học trực tiếp. Trước quyết định này, nhiều sinh viên cho biết, họ cảm thấy cuộc sống đại học giờ mới bắt đầu và hy vọng sẽ có thêm nhiều bạn mới.
“Bài giảng dễ hiểu hơn nhiều so với khi học trực tuyến. Tôi có thể tập trung hơn”, Ryohei Kameda (19 tuổi) chia sẻ.

Đại học Aichi ở Nagoya - nơi tổ chức tất cả các lớp trực tuyến trong học kỳ mùa xuân, đã chuyển sang hình thức trực tiếp từ giữa tháng 9. Từ ngày 5/10, 70% khóa học đã được giảng dạy trực tiếp.

Đại học Nanzan ở Nagoya - nơi có 4 kỳ trong một năm, đang duy trì hơn 20% khóa học trực tiếp trong quý thứ ba, kể từ giữa tháng 9. Nhà trường cho biết có kế hoạch tăng cường hơn nữa các lớp học trực tiếp, sau khi đã theo dõi tình hình dịch bệnh.

“Các lớp học trực tuyến không đầy đủ như trực tiếp,” Chủ tịch Đại học Gifu Hisataka Moriwaki cho biết trong một cuộc họp báo hồi cuối tháng 9. Trường đại học này đã cung cấp 30.000 yen cho mỗi sinh viên đang gặp khó khăn về kinh tế.

Theo một cuộc khảo sát do Bộ Giáo dục Nhật Bản thực hiện, phần lớn các trường học ở vùng Chubu cho biết có kế hoạch tổ chức hơn 1/2 khóa học trực tiếp. Trước đó, cuộc khảo sát tương tự cũng được thực hiện vào tháng 8 và 9 đối với các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật trên toàn quốc.

Kết quả cho thấy, các cơ sở giáo dục ở khu vực Kanto - nơi chứng kiến ​​sự lây lan liên tục của Covid-19, chuyển sang tổ chức các lớp học trực tiếp một cách chậm trễ.

Theo Japan Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.