Khi đã trở thành hiệu trưởng 1 trường dạy nghề, Zhang Juncheng không ngần ngại kể với sinh viên việc mình từng làm nghề bảo vệ khi còn trẻ.
Người đàn ông 41 tuổi đến từ Trường Trị, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc tin rằng vị thế của một người trong xã hội không phải được quyết định bởi những người khác mà nhờ chính nỗ lực của bản thân.
Năm 1955, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở Zhang đã thử làm nhiều công việc khác nhau trước khi trở thành nhân viên bảo vệ tại trường Đại học Bắc Kinh.
Được làm việc tại 1 trong những trường đại học nổi tiếng nhất nước, lúc đầu Zhang cảm thấy khá hài lòng và có phần tự mãn. “Lúc đó tôi thật kém hiểu biết”, ông nhớ lại.
Ông chỉ thực sự thay đổi suy nghĩ của mình khi đọc được câu chuyện cổ kể về người kéo xe ngựa cho Yến Anh, 1 quan chức triều đình nổi tiếng trước công nguyên. Người kéo xe ngạo mạn vì phục vụ cho một người có địa vị cao như vậy. Một ngày nọ, khi lái xe trở về, ông ta bị vợ đòi ly dị. Người vợ cảm thấy chồng mình quá kiêu ngạo trong khi người có vị thế như Yến Anh lại vô cùng khiêm tốn. Từ đó, người kéo xe mới hiểu ra nhiều điều và trở nên rất khiêm tốn.
1 câu chuyện khác cũng để lại ấn tượng sâu sắc đối với Zhang, trong 1 lần đang trong ca trực, ông thấy 1 người đàn ông lớn tuổi đạp xe về phía cổng trường. Khi người đó đi ngang qua đã gật đầu và nói với người bảo vệ trẻ tuổi: “Cảm ơn vì cậu đã làm việc chăm chỉ”.
Zhang rất bất ngờ khi biết, người đàn ông đó chính là chủ tịch của trường.
Từ đó, Zhang bắt đầu con đường học tập nhờ sự trợ giúp của 1 số giảng viên trường Đại học Bắc Kinh. Zhang Yushu, giáo sư ngoại ngữ, thích bàn luận triết học với chàng bảo vệ và gợi ý cho ông nhiều cuốn sách hay. Giáo sư Zhang Xuecheng cũng khuyến khích ông đọc nhiều hơn và lên kế hoạch cho cuộc đời mình.
Dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, Zhang bắt đầu đọc sách nhiều hơn. Ông thích đọc sách văn học, triết học và lịch sử. Hết giờ làm, Zhang tiếp tục đọc sách, ghi chép cẩn thận và viết nhật ký. Khi đèn của ký túc xá tắt, ông lại trùm chăn đọc sách bằng đèn pin.
Người đứng đầu đội bảo vệ sau đó đã kéo dài thời gian bật đèn trong phòng họp để Zhang và một số đồng nghiệp khác có thể đọc sách vào ban đêm.
1 câu chuyện khác cũng tác động đến Zhang khi ông chặn 7 sinh viên người nước ngoài đến nhập học vì họ không có thẻ sinh viên. Không thể giao tiếp chung 1 ngôn ngữ nên 2 bên không thể hiểu ý nhau, nhóm sinh viên đó tỏ ra rất tức giận. Zhang hiểu rằng, việc không biết tiếng Anh đã khiến sự việc xấu đi nên ông đã bắt tay vào việc học ngoại ngữ.
Zhang dành thời gian rảnh rỗi để tự học tiếng Anh. Nỗ lực này đã được giáo sư bộ môn ngoại ngữ phát hiện và quyết định cấp giấy phép cho Zhang tham gia lớp học và khuyến khích ông đăng ký tham gia dự thi kỳ thi tuyển sinh quốc gia.
Giấy phép của Zhang được phép tham gia lớp học tiếng Anh tại Đại học Bắc Kinh.
Nhận được sự ủng hộ của giáo sư, Zhang bắt đầu tham gia lớp học tiếng Anh đều đặn. Trước giờ học 10 phút, ông sẽ thay bộ đồ bảo vệ ra vì cảm thấy có phần mặc cảm.
Vào mùa thu năm 1955, Zhang tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia và trúng tuyển vào khoa Luật Đại học Bắc Kinh.
Là sinh viên từng làm bảo vệ của trường, ông nổi tiếng và được mời giảng bài cho những sinh viên khác.
Dù đã hơn 20 năm trôi qua nhưng chàng bảo vệ trẻ năm đó vẫn giữ thói quen dậy từ rất sớm và viết nhật ký đều đặn. Giờ đây, khi đã trở thành hiệu trưởng, Zhang vẫn đến trường vào 6h hằng ngày để quản lý các sinh viên của mình.
Câu chuyện về sự hiếu học và ý chí nghị lực của Zhang đã khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ và quyết tâm hơn trong cuộc sống. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, hơn 500 nhân viên an ninh tại Đại học Bắc Kinh đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học của nước này, thậm chí có người còn sở hữu tấm bằng thạc sỹ.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1998, Zhang trở về thành phố quê hương và làm việc tại 1 số trường dạy nghề, trước khi đứng lên thành lập trường dạy nghề cùng 4 người bạn khác năm 2015.
Hiệu trưởng Zhang luôn có mặt trên sân trường đúng 6h sáng mỗi ngày
Phong cách quản lý sinh viên của hiệu trưởng Zhang mang phong cách quân sự vì nhiều người trong số đó có xuất thân trong gia đình nghèo khó hoặc từng nhiễm nhiều thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, đánh nhau. Cách thức quản lý này nhằm giúp đỡ học viên từ bỏ những hành vi xấu đó.
Khi phát biểu về lý do quyết định theo đuổi sự nghiệp giáo dục dạy nghề, ông cho biết: “Ở độ tuổi 15 hoặc 16, các em tốt nghiệp trung học cơ sở còn quá bé để bước ra xã hội và cần tiếp tục việc học. Tâm lý chưa ổn định dễ dẫn đến hình thành những thói quen xấu”.