Gia Cát Lượng là thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, ngoại giao, chỉ huy quân sự, giáo dục và cũng là nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông từng giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy.
Không chỉ có tài năng hơn người, Khổng Minh còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc. Ông cũng là vị quan văn duy nhất thời Tam Quốc được thờ tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó có thời 41 vị công thần được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại).
Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm.
Ngoài Gia Cát Lượng, thời Tam Quốc cũng quy tụ vô số nhân tài, khiến người đời nhớ mãi không thôi. Những nhân tài đó phải kể đến Tào Tháo, Tư Mã Ý, Lưu Bị, Chu Du, Bàng Thống…
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao Gia Cát Lượng lại căm hận Mạnh Đạt tới vậy? Thật ra, giữa Khổng Minh và Mạnh Đạt không chỉ có thù chung mà còn có cả thù riêng.
Thù chung: Khi Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Mạnh Đạt không ra tay giúp đỡ. Với nhà Thục Hán, Kinh Châu vùng đất hết sức quan trọng. Nếu như Kinh Châu thất thủ thì Thục Hán sẽ rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Thù riêng: Sohu phán đoán rằng, chị gái của Gia Cát Lượng chết trọng trận chiến công thành của Mạnh Đạt. Cụ thể, khi Mạnh Đạt tấn công Phòng Lăng, anh rể của Gia Cát Lượng - Thái thú Phòng Lăng đã chết dưới tay đám loạn quân. Chị cả của Gia Cát Lượng cũng không còn tin tức.