Nhận diện sớm các triệu chứng tai biến ở người già và cách ứng phó

GD&TĐ - Theo thống kê thì cứ 5 phút lại có một cơn tai biến mạch máu não xảy ra và thường xảy ra ở người già nhiều hơn. Tìm hiểu các triệu chứng tai biến ở người già sớm.

Tai biến ở người già dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng
Tai biến ở người già dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng

Thật khó khăn nếu phải chứng kiến người thân của mình phải trải qua những biến chứng khi bị tai biến mạch máu não. Quá trình phục hồi sau tai biến vừa kéo dài và cũng không đoán trước được hiệu quả. Hãy tìm hiểu sớm các triệu chứng tai biến của người già để có thể đưa người thân đi cấp cứu kịp thời.

Tai biến mạch máu não ở người già là gì?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc suy giảm, ngăn cản các mô trong não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ sau vài phút tế bào não sẽ bị tổn thương gây ra một loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Tai biến mạch máu não ở người già phổ biến hơn so với người trẻ tuổi. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì khoảng ba phần tư các trường hợp tai biến mạch máu não có độ tuổi từ 65 trở lên. Tuy nhiên ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ tai biến.

Các triệu chứng tai biến ở người già

Thông thường có hai loại tai biến làm ảnh hưởng tới nguồn cung cấp máu cho não là do cục máu đông (gây thiếu máu não cục bộ) hoặc xuất huyết não. Các triệu chứng tai biến ở người già thường được mô tả bằng từ viết tắt “FAST”. Cụ thể:

  • Face – Khuôn mặt: Tai biến có thể khiến khuôn mặt bị xệ một bên. Mắt hoặc miệng có thể bị sụp xuống và không thể cười được.
  • Arm – Cánh tay: Yếu ở cánh tay, đặc biệt là chỉ yếu một bên. Người già bị tai biến thì không thể nâng hoặc giữ cánh tay của mình ở vị trí chính xác.
  • Speak – Lời nói: Người bị đột quỵ thì lời nói có thể trở nên ngọng nghịu hoặc khó hiểu. Trong một số trường hợp, họ hoàn toàn không nói chuyện được.
  • Time – Thời gian: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để chống lại biến chứng nguy hiểm là cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra cũng có một số triệu chứng tai biến khác giúp phát hiện sớm cơn đột quỵ để cấp cứu sớm nhất có thể:

  • Tê liệt một bên cơ thể
  • Không nhìn rõ hoặc mờ mắt
  • Chóng mặt
  • Thiếu cân bằng khi đi lại
  • Khó nuốt
  • Đau đầu đột ngột và dữ dội
  • Mất ý thức

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ cần phải chụp cắt lớp não để xác định nguyên nhân tai biến mạch máu não và mức độ nguy hiểm của bệnh.

Cách xử trí khi nhận thấy người thân có triệu chứng tai biến mạch máu não

Ngay khi nhận thấy người thân có triệu chứng tai biến cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức
Ngay khi nhận thấy người thân có triệu chứng tai biến cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức
  • Khi thấy một người gặp các triệu chứng kể trên, bạn nên đỡ người bệnh để không bị ngã và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
  • Nếu người bệnh bị nôn hoặc lơ mơ thì phải đặt nghiêng đầu sang một bên, lau sạch dịch nôn hoặc đờm, thức ăn trong miệng để người bệnh hô hấp tốt, tránh hít sặc vào phổi.
  • Tuyệt đối không vắt chanh hay cho bất cứ gì vào miệng người bệnh.
  • Không cạo gió, chích máu, tự ý dùng thuốc khi thấy người bệnh có triệu chứng tai biến.
  • Gọi ngay cấp cứu hoặc dùng phương tiện cá nhân đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Tốt nhất nên đưa người bệnh đi ở tư thế nằm. Không nên để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

Các dạng tai biến mạch máu não thường gặp

Hai loại tai biến mạch máu não thường gặp
Hai loại tai biến mạch máu não thường gặp

Tổng cộng có ba loại tai biến và hai trong số đó phổ biến hơn. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết não là hai loại phổ biến nhất, sau đó là cơn tai biến nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Tai biến do thiếu máu cục bộ

Cục máu đông là nguyên nhân dẫn tới loại đột quỵ này. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi chất béo tích tụ thành mảng làm tắc nghẽn động mạch và ngăn máu cũng như oxy lên não. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cục bộ tăng lên đối với người cao tuổi vì các động mạch này thường trở nên hẹp hơn theo thời gian. Loại đột quỵ này chiếm đến 85% các ca đột quỵ.

Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ tai biến do thiếu máu cục bộ là huyết áp cao và cholesterol cao. Béo phì và mắc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc phải loại tai biến này.

Người bị rung nhĩ – một dạng nhịp tim không đều, gây ra các cục máu đông trong tim. Nếu các cục máu đông này vỡ ra, chúng có thể di chuyển lên não gây ra tai biến do thiếu máu cục bộ.

Tai biến do xuất huyết não

Dạng tai biến này hiếm gặp hơn xảy ra khi mạch máu bị vỡ bên trong não. Các mạch máu bị vỡ thường do huyết áp cao làm suy yếu thành mạch dẫn đến vỡ.

Huyết áp cao có thể do một số yếu tố gây ra như: uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá, lười vận động, béo phì và căng thẳng. Tuy nhiên huyết áp cao không phải nguyên nhân duy nhất gây xuất huyết não. Loại tai biến này cũng có thể xảy ra do các mạch máu hình dạng bất thường và chứng phình động mạch não gây ra.

Chứng phình động mạch não xảy ra khi một mạch máu bị suy yếu sẽ giãn ra như quả bóng do áp lực của máu chảy qua nó. Chúng thường khó phát hiện trừ khi đã bị vỡ và đi cấp cứu.

Tuy nhiên, hầu hết triệu chứng phình động mạch đều không gây vỡ và không được chẩn đoán cũng như không nhất thiết phải điều trị.

Tai biến nhẹ do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

Một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc tai biến nhẹ là kết quả của sự gián đoạn tạm thời lưu lượng máu lên não. Triệu chứng này thường tự hết trong 24 giờ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu báo trước của cơn đột quỵ toàn phát và không bao giờ được bỏ qua.

Nguyên nhân khiến tai biến mạch máu não ở người già dễ xảy ra

Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi thường dễ xảy ra hơn với người trẻ tuổi
Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi thường dễ xảy ra hơn với người trẻ tuổi

Khi tuổi tác tăng lên, các động mạch trong cơ thể bị thu hẹp và cứng lại. Do đó mà việc cung cấp máu lên não bị hạn chế dẫn đến thiếu oxy khiến tế bào não bị chết. Quá trình này cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi các thói quen và một số điều kiện y tế ảnh hưởng.

Tuy nhiên, không chỉ có người già mới bị đột quỵ. Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ kể cả trẻ em mặc dù trường hợp này tương đối không phổ biến. Nói chung là tai biến ở người già thường xảy ra hơn.

Các biến chứng của tai biến mạch máu não

Tai biến đôi khi có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời tùy thuộc vào thời gian não thiếu máu và bộ phận nào bị ảnh hưởng. Một số biến chứng đột quỵ gồm:

  • Bị liệt hoặc mất khả năng vận động cơ: Khi bị tai biến, người bệnh có thể bị liệt một bên cơ thể hoặc bị mất kiểm soát một số cơ như một bên mặt hoặc một bên cánh tay.
  • Khó nói chuyện và nuốt như bình thường: Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng khiến cho người bệnh khó có thể nói được rõ ràng. Vì thế cũng ảnh hưởng tới khả năng nuốt hoặc ăn. Người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp như nói, hiểu, đọc và viết.
  • Mất trí nhớ hoặc bị lẫn: Nhiều người đã bị đột quỵ bị mất trí nhớ. Có những người sau tai biến gặp phải khó khăn trong việc suy nghĩ, lập luận.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ: Triệu chứng đại tiểu tiện không tự chủ sẽ xuất hiện sớm và cải thiện dần dần theo thời gian.

Phương pháp phòng ngừa bệnh tai biến ở người già

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và tim ngừa tai biến
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và tim ngừa tai biến

Nên nhận biết các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi và tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa tai biến. Nếu bạn đã từng bị đột quỵ hoặc cơn tai biến nhẹ thì các biện pháp này sẽ giúp tránh tái phát cơn đột quỵ khác.

Các khuyến nghị thay đổi lối sống để phòng tai biến ở người già bao gồm:

  • Kiểm soát tăng huyết áp: Đây là một trong những điều quan trọng nhất để giảm nguy cơ tai biến ở người già. Cần thay đổi lối sống và sử dụng thuốc để điều trị huyết áp cao.
  • Cắt giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn: Nên đảm bảo kiểm tra định kỳ mỡ máu 6 – 12 tháng một lần, bao gồm cholesterol toàn thân, LDL-C, triglycerid và HDL-C. Mục tiêu là LDL – C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol (200 mg/dl) và HDL – C ≥ 1,0 mmol/l (40mg/dl).
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá được xem là làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người cao tuổi. Vì thế người già nên bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân được xem là góp phần lớn vào các nguy cơ đột quỵ khác như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện mức cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim.

Dùng thuốc Đông y thế hệ 2 hỗ trợ phòng ngừa tai biến ở người già

Sử dụng các sản phẩm Đông y như thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 có hiệu quả trong việc phòng ngừa tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. Thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch bí truyền trong dân gian có hiệu quả thực sự.

Thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 được dùng để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành trong các trường hợp xơ vữa động mạch, huyết khối gây hẹp nghẽn mạch, tai biến do thiếu máu, nhồi máu… Thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Meken nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

tai biến ở người già

Tác dụng:  Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.

Cách dùng: 

Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).

Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.

Thông tin chi tiết xem tại:  Thuốc Meken

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.