Tự kiểm tra 6 dấu hiệu cảnh báo tai biến dễ nhận thấy

dấu hiệu cảnh báo tai biến

Tự kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo tai biến tại nhà là cần thiết

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại luôn đến bất ngờ mà không báo trước. Thông thường người bệnh chỉ biết mình đã bị tai biến khi bị ngã xuống phải đi cấp cứu và được chẩn đoán đột quỵ. Tuy nhiên, Ts.Bs Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Người ngoài 50 tuổi có thể thực hiện 1 thử thách này mỗi ngày để sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ".

Thử thách đơn giản tại nhà sàng lọc nguy cơ tai biến đột quỵ

Người ngoài 50 tuổi có thể thực hiện thử thách "đứng một chân và nhắm mắt 20 giây" để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Cách thực hiện đúng là đặt tay lên hông và đứng trên một chân, sau đó nhắm mắt lại và không dựa tường, không dùng tay giữ chân. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi phải đặt chân còn lại xuống sàn nhà để khỏi ngã.

dấu hiệu cảnh báo tai biến

Tư thế đúng của thử thách đột quỵ 20s

Thử thách này xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người (trung bình 67 tuổi) của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95,8% người không đứng được quá 20 giây. Cả nghìn người thử thách thất bại được đưa đi chụp cộng hưởng từ não bộ để đánh giá mạch máu não. Không ngờ là có đến 50% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu ít trong não).

Các chuyên gia gọi đây là tai biến đột quỵ "thầm lặng". Việc không thể đứng quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh nằm sâu trong não đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...), nên không thể phối hợp ăn ý tay và chân đứng.

Khả năng đứng một chân và nhắm mắt giữ thăng bằng kém còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ như: mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá… Nói cách khác, khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên, thời gian đứng sẽ giảm xuống, và dưới 20 giây là ngưỡng đáng lo.

Để đo chính xác, bạn hãy thực hiện 3 lần, chia thời gian trung bình. Nếu đứng ít hơn 20 giây, mà nguyên nhân không do các yếu tố vật lý (đau chân, đau gối) thì bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ cũng lưu ý, đứng một chân với mắt nhắm lại, sẽ khó hơn khi mắt mở. Nhiều người có thể xoay sở trên 30 giây nếu họ không nhắm mắt, rồi nhầm tưởng thử thách thành công, cho rằng sức khỏe ổn định. Do vậy, hãy chú ý cách đứng để có thể đánh giá khách quan sức khỏe não bộ.

Nếu việc giữ thăng bằng không tốt như bạn kỳ vọng, cũng đừng quá rối. Người trên 50 tuổi nên tranh thủ lúc rảnh rỗi để luyện tập bài kiểm tra này tại nhà để cải thiện dần kết quả. 

Ngoài thử thách trên, còn có những dấu hiệu cảnh báo tai biến dễ nhận thấy tại nhà mà ai cũng có thể nhận biết. Khi cảm thấy trong người có một trong những dấu hiệu sau đây, hãy đi kiểm tra bởi rất có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo sớm tai biến.

1. Dấu hiệu não bộ cảnh báo tai biến 

Dấu hiệu não bộ dễ nhận thấy nhất cảnh báo tai biến là chóng mặt, ù tai đột ngột và thường xuyên với tính chất trầm trọng tăng dần. Điều này thường bị bỏ qua vì mọi người sẽ nghĩ mình chỉ đang mắc phải cơn đau đầu và choáng váng nhỏ.

Tuy nhiên trên thực tế đây là dấu hiệu rất nghiêm trọng thể hiện não đang không được nuôi dưỡng và đột ngột không có khả năng điều khiển như bình thường. Vì vậy, một trong những triệu chứng của tai biến mạch máu não là gây chóng mặt, ù tai, một số trường hợp có thể gây yếu một bên chân và bệnh nhân đứng không vững. 

Nếu thấy triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu diễn ra trên 2 tuần, người bệnh cần được kiểm tra để đánh giá nguy cơ đột quỵ.
 dấu hiệu cảnh báo tai biến
Chóng mặt và ù tai là nguy cơ cảnh báo sớm đột quỵ

2. Dấu hiệu ngôn ngữ cảnh báo tai biến

Một trong những chức năng quan trọng của não là kiểm soát hệ ngôn ngữ của cơ thể. Do vậy khi não bị tổn thương sẽ biểu hiện nhanh chóng qua dấu hiệu ngôn ngữ. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là khó nói thành tiếng, nặng hơn là không thể nói được. Không thể diễn đạt ngôn ngữ và ngược lại không thể hiểu người khác nói.

Nếu tình trạng khó nói đi kèm với méo mặt, mặt lệch 1 bên thì có nghĩa là cơn Tai biến đã đang diễn ra, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

dấu hiệu cảnh báo tai biến

Rối loạn ngôn ngữ là biểu hiện của tai biến

3. Dấu hiệu cảm giác cảnh báo tai biến

Não cũng là cơ quan chủ quản các thụ cảm cảm giác của cơ thể, vì vậy nếu bạn đột nhiên nhận thấy những bất thường trong cảm giác như tự dưng có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người, tê ở một bên mặt, cảm giác yếu bất thường ở các bộ phận trên cơ thể… thì rất có thể nguy cơ tai biến đã đang đến gần hơn.

 dấu hiệu cảnh báo tai biến
Dấu hiệu cảnh báo tai biến dễ nhận thấy

4. Dấu hiệu hành động cảnh báo tai biến

Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hành động trên cơ thể thông qua các hệ thần kinh vận động. Vì vậy nếu bạn có dấu hiệu mất kiểm soát hành động như tê yếu tay chân, muốn giơ tay chân lên mà không được, nhìn thấy vật muốn tránh mà vẫn đâm vào, phối hợp tay chân không theo ý muốn… thì cũng cần cảnh giác vì đó cũng có thể là các dấu hiệu cảnh báo sớm tai biến.

5. Dấu hiệu thị lực cảnh báo tai biến

Thị lực của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng nếu có tổn thương não bộ. Người bệnh đột nhiên nhìn đồ vật bị méo, hoa mắt khi nhìn một vật thành hai vật hoặc không nhìn thấy trong một khoảng thời gian nhất định là những biểu hiện khá nặng cần phải lưu ý đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

6. Dấu hiệu cơ năng cảnh báo tai biến

Dấu hiệu cơ năng dễ nhận thấy nhất là cảm giác vướng nghẹn cổ, khó nuốt. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại rất dễ bị bỏ qua và dễ nhầm lẫn với triệu chứng khó nuốt của các bệnh về đường tiêu hóa như ung thư thực quản, trào ngược dạ dày… Do vậy, cách tốt nhất là cần phải đi kiểm tra ngay nếu có các dấu hiệu tai biến trên để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

dấu hiệu cảnh báo tai biến

Cần kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu cảnh báo tai biến trước khi quá muộn

Trong đó, Tiến sĩ Thanh cho biết "xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân" là 2 dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhỏ), do các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến não tạm thời. Mọi người thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu cảnh báo tai biến này, và bỏ qua luôn cả cơ hội cứu sống chính mình trước cơn đột quỵ sắp ập đến.

Ở tuổi 30, các cơn xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân thường thoáng qua, tự hết sau vài phút. Điều này có được nhờ động mạch còn dẻo dai, nhanh chóng giãn nở khơi thông dòng máu nghẽn, điều động enzym plasmin tới đánh tan cục máu đông. 

Nhưng đến tuổi 50, mạch máu xơ cứng lại kém đàn hồi, cơ thể cũng sản sinh plasmin ít đi. Hệ quả là cục máu đông tích tụ ngày càng lớn hơn, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra cơn đột quỵ. Chỉ cần là trên 50 tuổi, ai cũng tiềm tàng nguy cơ đột quỵ cao. Song nếu bạn thất bại khi làm thử thách trên, nguy cơ sẽ tăng thêm vài bậc. Và nếu chợt nhớ ra bản thân từng xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân đôi lần trước đó, nhất định phải cảnh giác nguy cơ đột quỵ và đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Lo lắng về tai biến đừng quên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tai biến

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa như thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não cũng như bệnh mạch vành là điều được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Đặc biệt, các thuốc Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ các bài thuốc bí truyền, được sản xuất tại nhà máy hiện đại chuẩn GMP-WHO sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa đặc hiệu.

Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng

dấu hiệu cảnh báo tai biếnHỗ trợ điều trị và dự phòng người bị tai biến mạch máu não, người bị di chứng tai biến, người bệnh mạch vành, đau thắt ngực hiệu quả.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ