Nhận biết sớm sâu răng vào tủy và cách điều trị hiệu quả

GD&TĐ - Sâu răng vào tủy là tình trạng răng bị vi khuẩn tấn công, lan tới tuỷ gây tổn thương răng nặng. Nhận biết sâu răng vào tủy để điều trị sớm, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

Sâu răng vào tủy có nhiều dấu hiệu nhận biết.
Sâu răng vào tủy có nhiều dấu hiệu nhận biết.
Dấu hiệu nhận biết nhanh tình trạng sâu răng vào tủy

Vi khuẩn và các độc tố tấn công vào cấu trúc răng, làm cho mô răng bị tổn thương và gây ra sâu răng. Sâu răng nếu để lâu ngày không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, lan sâu vào tới tuỷ răng.

Để có thể nhận biết sâu răng ăn vào tủy chưa, bạn có thể chú ý các dấu hiệu sau:

- Ở giai đoạn đầu, vết sâu đã hình thành, khi ăn luôn cảm thấy răng ê buốt, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, thỉnh thoảng răng bị đau nhức từng cơn với thời gian trung bình từ 10-30 phút.

- Ở giai đoạn tiếp theo, sâu răng đã chạm tủy, vết sâu to càng khiến cặn thức ăn tồn đọng và vi khuẩn cư trú tại đó, gây ra mùi hôi khó chịu, răng ngày càng đau nhức nhiều hơn. Cơn đau âm ỉ kéo dài, đau tăng hơn về đêm, nhiều lúc cơn đau dữ dội lan rộng khiến người bệnh khó xác định được răng nào bị đau. Đôi khi những cơn đau răng cũng kéo theo đau đầu, dùng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ.

- Ở giai đoạn nặng, răng đau nhức nhiều với cường độ đau nặng, đau buốt kéo dài liên tục, lan ra các vị trí xung quanh và có thể khiến cho răng bên cạnh bị sâu theo. Nếu để lâu không điều trị có thể khiến tủy răng bị chết, răng dễ bị vỡ, lung lay, lâu dần có thể làm mất răng.

Khi có các dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên đi khám để nha sĩ chẩn đoán chính xác thông qua việc chụp X-quang răng. Nha sĩ sẽ kiểm tra vị trí răng sâu, tình trạng vết sâu đã chạm tới tủy chưa và có phương án điều trị thích hợp.

Sâu răng vào tủy

Sâu răng vào tuỷ gây đau nhức khó chịu.

Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?

Sâu răng vào tủy nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại, cụ thể:

- Khi răng sâu to, vỡ mẻ sẽ tạo ra những chỗ lưu giữ thức ăn, các mảnh vụn thức ăn đọng lại kết hợp với vi khuẩn tạo ra ổ viêm chạm tới tuỷ gây đau dữ dội.

- Sâu răng vào tuỷ thường khiến lợi dễ bị viêm sưng, hôi miệng, chảy máu, nếu không điều trị sớm thì có thể gây viêm nhiễm và sâu cả răng bên cạnh.

- Sâu răng vào tủy có thể làm chết tủy, khiến răng trở nên giòn, dễ vỡ, dễ bị lung lay và có thể phá hủy toàn bộ phần thân răng, chân răng, gây nguy cơ mất răng cao.

- Viêm tủy nặng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng xung quanh răng, hay còn gọi là áp xe răng, gây đau nhức, khó chịu, sưng nề và có thể làm sưng mặt nhiều ngày.

- Nhiều trường hợp sâu răng vào tủy không điều trị sớm khiến viêm nhiễm lan sâu xuống chóp răng, gây nhiễm trùng chóp răng, viêm nhiễm ổ xương hàm, lan rộng ra các tổ chức lân cận gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí có thể tử vong.

Sâu răng vào tủy

Sâu răng ăn vào tủy gây viêm nhiễm chóp răng.

Cách cách điều trị sâu răng đến tủy

Tùy theo mức độ sâu răng hiện tại mà nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

- Đối với trường hợp chưa có biến chứng

Nha sĩ sẽ tập trung chữa tủy răng bằng cách gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và lấy sạch tủy nhiễm khuẩn ở buồng tủy, ống tủy. Sau đó, nha sĩ sẽ trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Đối với trường hợp vết sâu răng không lớn, phần thân của răng sẽ được hàn trám lại. Đối với trường hợp vết sâu răng lớn, nha sĩ có thể sẽ dùng mão răng chụp lên bảo vệ răng sâu và giúp người bệnh ăn nhai bình thường.

Một số trường hợp đã từng chữa tủy nhưng vẫn có hiện tượng đau răng, viêm nhiễm tái phát, thì khả năng cao do trước đó chưa điều trị tủy triệt để. Nha sĩ sẽ phải kiểm tra lại các vết trám, loại bỏ hết các chất trám bít trước đó và tiến hành các bước điều trị tủy như trên.

- Đối với trường hợp bị nhiễm trùng chóp răng

Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng để loại bỏ ổ viêm. Trước khi tiến hành rạch lợi, bệnh nhân sẽ được gây tê ở vùng tiểu phẫu. Nha sĩ sẽ rạch lợi, bỏ xương để lộ phần chóp răng bị nhiễm trùng và loại bỏ ổ viêm nhiễm ở phần chân răng.

Sau đó, ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín lại, lỗ hổng ở phần xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân tạo và khâu kín niêm mạc bị rạch trước đó.

- Đối với trường hợp sâu răng nặng

Thông thường, nha sĩ luôn tìm cách bảo toàn tối ưu cho răng. Nhưng đôi khi răng bị sâu nặng, gây viêm nhiễm, mức độ ăn mòn của răng lớn thì nha sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng sâu, bởi nếu không răng sâu sẽ khiến tủy răng bị nhiễm trùng toàn bộ, lan sang răng bên cạnh và gây ra cảm giác đau nhức khó chịu hơn.

Bằng các dụng cụ thích hợp, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng một cách nhẹ nhàng, không gây đau, đồng thời, ổ nhiễm trùng cũng được loại bỏ nhanh chóng. Nếu nhiễm trùng chân răng nặng, xương hàm bị mất nhiều tổ chức do nang nhiễm trùng chân răng gây ra thì có thể phải nạo nang xương hàm hay cắt đoạn xương hàm, ghép xương.

Ngoài ra, sau khi nhổ răng bạn nên trồng răng giả đề bù vào chỗ răng vừa nhổ càng sớm càng tốt để không bị tiêu xương hàm ở khu vực mất răng và tránh cho hàm răng bị xô lệch.

Sâu răng vào tủy

Nha sĩ kiểm tra trước khi điều trị răng sâu tới tủy.

Cách chăm sóc sau khi điều trị sâu răng viêm tuỷ

Sau khi điều trị sâu răng, điều quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái diễn đó chính là phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bạn nên áp dụng một số phương pháp chăm sóc răng miệng như sau:

- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày sau khi ăn. Mỗi lần đánh ít nhất 2 phút, chải kỹ các mặt răng.

- Sau khi đánh răng, nên dùng thêm nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch tối ưu, bảo vệ răng miệng toàn diện. Nước ngậm răng miệng thảo dược không chứa cồn như một số loại nước súc miệng thông thường, nên không gây khô miệng.

- Sau khi ăn, nên súc miệng thật sạch bằng nước, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa giắt ở kẽ răng và dùng dụng cụ chuyên dụng làm sạch lưỡi.

- Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua, tránh ăn đồ cứng để không làm tổn hại đến răng.

- Thường xuyên kiểm tra răng miệng xem trên răng có lỗ sâu nào mới không, hoặc nếu cảm thấy đau răng thì nên đi khám ngay để bít trám răng sâu kịp thời, tránh để vết sâu lan tới tuỷ.

Nước ngậm răng miệng thảo dược - sản phẩm không thể thiếu khi chăm sóc răng miệng

Khác với các loại nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, tối thiểu là 5 phút để các hoạt chất phát huy tác dụng tốt hơn. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để các cặn bẩn trong các kẽ răng, ổ răng sâu bong ra ngoài.

Với thành phần thảo dược an toàn nên có thể dùng nước ngậm răng miệng sau khi đã điều trị sâu răng vào tủy, vừa giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, vừa giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng như viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, giảm đau nhức răng do sâu hoặc răng nhạy cảm, ê buốt.

Do thành phần là thảo dược nên sau khi sử dụng nước ngậm răng miệng, hơi thở cũng thơm mát hơn, giảm mùi hôi miệng khó chịu do sâu răng, viêm lợi gây ra.

Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị sâu răng hay vừa điều trị sâu răng vào tủy có thể tham khảo sử dụng để chăm sóc và bảo vệ răng miệng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Sâu răng vào tủy

Công dụng:

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.