Gia đình “không ánh sáng”

GD&TĐ - Tại Quảng Trị có một gia đình luôn ngập đầy bóng tối, khi cả bố mẹ lẫn đứa con thơ đều bị mù lòa. Cả gia đình nương tựa vào nhau bằng những bước chân dò dẫm, khiến bất kỳ ai có dịp gặp gỡ không khỏi xót xa.

Mong ước lớn nhất đời chị Hương là đứa con gái được cứu chữa đôi mắt.
Mong ước lớn nhất đời chị Hương là đứa con gái được cứu chữa đôi mắt.

3 thế hệ chung một số phận mù lòa

Căn nhà cấp 4 mới được xây thô, còn chưa tô trát nằm khuất trong con đường bê tông nhỏ ở thôn Phương Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) là mái ấm của vợ chồng chị Võ Thị Hương (SN 1990) vừa được các mạnh thường quân hỗ trợ, góp nhặt kinh phí xây dựng.

Sau một hồi dò dẫm tìm ghế mời khách ngồi, cùng vài thứ đồ chơi để cho đứa con gái chưa đầy 1 năm tuổi quờ quạng cầm chơi, chị Hương lặng người khi chúng tôi hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình.

Nhấp chậm ly nước chè xanh như trấn an, chị Hương bùi ngùi trải lòng về phận đời đầy chuỗi bi đát của mình.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, có cha bị mù lòa bẩm sinh, còn mẹ thì hay đau ốm và bị một vết chàm che gần nửa khuôn mặt. Ngay từ lúc lọt lòng, con mắt trái của chị Hương đã không thấy gì, còn con mắt phải thì ngày càng có biểu hiện mờ dần, đến nay chỉ còn thấy cái bóng lờ mờ.

Thương cha mẹ nghèo chật vật làm thuê cuốc mướn nuôi 3 chị em, nên lúc còn thiếu niên, chị Hương đã xin vào làm thuê cho các xưởng làm tăm tre, làm hương dành cho người mù ở trên địa bàn huyện để kiếm thêm đôi đồng phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, phần việc nhiều nhưng tiền công đổi lại không được bao nhiêu, cộng với sức khỏe không bảo đảm nên chị Hương quyết định đăng ký theo học nghề tẩm quất – một nghề phổ biến cho người khiếm thị để mong sau này có thể tự lập nuôi thân.

Những năm 2012 – 2015, chị Hương lang bạt vào tận Đồng Nai, Quảng Nam để hành nghề mưu sinh. Giữa đất khách, gặp chàng trai đồng hương, lại chung số phận mù lòa nên cả hai dễ đồng cảm và rồi yêu nhau. Thế nhưng, tình yêu đó đã vấp phải sự phản đối, cấm cản từ phía nhà trai. Và rồi, lúc người này rời bỏ đi, cũng là lúc chị Hương biết mình đang mang thai gần 2 tháng tuổi.

Hai đứa con của chị Hương là cháu Võ Thiện An và Võ Ngọc Hiền rất cần sự chung tay sẻ chia của cộng đồng.
Hai đứa con của chị Hương là cháu Võ Thiện An và Võ Ngọc Hiền rất cần sự chung tay sẻ chia của cộng đồng.

Đổ vỡ quá lớn trong mối tình đầu khiến chị trở nên suy sụp, tưởng chừng không lối thoát, đành khăn gói lủi thủi về quê nhà, nương tựa vào cha mẹ già giữa lúc chông chênh.

Rồi ngày chị Hương trở dạ, cả nhà cứ ra khấn vào vái, nguyện cầu sao cho con, cháu có được đôi mắt sáng như bao người. May mắn thay, cháu Võ Thiện An (SN 2016) ra đời đã không bị mù lòa như mẹ và ông ngoại.

Khi bé An được hơn 1 tuổi thì chị Hương gửi con trai lại cho ông bà ngoại chăm sóc, một mình lặn lội vào Nha Trang tiếp tục kiếm sống bằng nghề xoa bóp, chắt góp từng đồng gửi về nuôi con.

Ở thành phố này, chị Hương gặp anh Vũ Văn Tài (SN 1993) quê ở Nghệ An, là đồng nghiệp và cũng là một người mù. Tình cảm chân thành của anh Tài khiến trái tim chị Hương lần nữa rung động. Nhưng cũng như cuộc tình trước, phía gia đình anh Tài không ai ủng hộ. Mặc dù vậy, anh Tài chọn đi theo tiếng gọi con tim, quyết bên cạnh bảo vệ người phụ nữ đã qua một lần dang dở. Ít lâu sau, chị Hương lại mang thai giọt máu của Tài.

“Khi biết mang thai, cả hai vợ chồng vừa mừng vừa lo nên cố gắng chắt góp tiền để đến bệnh viện siêu âm, sàng lọc theo lịch định kỳ. Nghe bác sĩ bảo “thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh, không bị dị tật”, vợ chồng tôi vui lắm, cứ nuôi bao nhiêu hy vọng. Nhưng đớn đau thay, bé Võ Ngọc Hiền ra đời năm 2020 lại mù bẩm sinh.

Thương con, chúng tôi chạy vạy vay mượn họ hàng, rồi bà con lối xóm để đưa con lê khắp các bệnh viện những mong tìm lại ánh sáng cho cô con gái, nhưng đến giờ mắt cháu vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển, bị sưng tấy lên đẩy lồi nhãn cầu ra ngoài. Đặc biệt, những khi tiếp xúc với ánh nắng, mắt cháu càng đau nhức nên cứ đưa tay dụi vào hai mắt liên tục đến ướt nhèm. Các bác sĩ bảo phải đợi để điều trị thêm vì giờ cháu còn quá nhỏ”, chị Hương buồn rầu kể.

Dù rất thương con, xót cháu nhưng vợ chồng bà Thương cũng đành ngậm ngùi vì gia cảnh cũng rất khó khăn.
Dù rất thương con, xót cháu nhưng vợ chồng bà Thương cũng đành ngậm ngùi vì gia cảnh cũng rất khó khăn.

Hy vọng tìm ánh sáng cho con

Cuộc sống của hai vợ chồng vốn dĩ đã rất khó khăn, lại lúc dịch bệnh Covid-19 hoành hành nên càng chật vật gấp bội.

Vì dịch bệnh, các cơ sở tẩm quất phải đóng cửa, đồng nghĩa với việc hai vợ chồng mất đi nguồn kế sinh nhai phải dắt díu về lại quê. Chị ở nhà “trầy trật” chăm sóc 2 đứa con, còn anh thì cố gắng bươn chải vào miền Nam rồi lại ra Bắc kiếm việc trong các tiệm massage của người mù để kiếm tiền lo điều trị cho con. Thế nhưng, dịch dã khiến công việc bấp bênh. Lao đao nơi phố thị được vài ba tháng, thì cuối tháng 6 vừa rồi anh Tài đành quay trở về với vợ con.

Cả hai vợ chồng đều không thể làm được việc nặng. Mọi chi phí sinh hoạt của 4 thành viên trong gia đình đều dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi hàng tháng nên rất khó có điều kiện để cho cháu Hiền đi chữa trị và lo thuốc men lâu dài.

“Dù rất thương con xót cháu, nhưng vợ chồng tôi cũng đành lực bất tòng tâm vì hoàn cảnh gia đình cũng nghèo khó, chỉ có thể phụ giúp chúng nó chăm cháu. Vừa rồi nhờ có các nhà hảo tâm thương tình quyên góp tặng cho vợ chồng nó ngôi nhà xây vững chắc để “che nắng mưa, chắn gió bão” nên cũng vơi đi phần nào cơ cực” - bà Nguyễn Thị Thương (mẹ của chị Hương) cho hay.

Chia tay chúng tôi, chị Hương nói trong nghẹn ngào: “Thực sự vợ chồng tôi không biết bấu víu vào đâu nữa. Giờ mơ ước lớn nhất cuộc đời tôi là con gái được chữa trị sáng đôi mắt và căn bệnh mù lòa di truyền của gia đình sẽ biến mất”.

Ông Lê Đức Trị - Trưởng thôn Phương Hải cho biết, gia đình chị Hương là hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn của địa phương. Cả gia đình đều bị mù lòa bẩm sinh. Từ ngày dịch Covid-19 ập đến, cả 2 vợ chồng lại bị mất việc, khiến cuộc sống gia đình càng chồng chất khó khăn, trong khi việc cứu chữa đôi mắt cho cháu Hiền cần rất nhiều kinh phí.

“Địa phương cũng tạo điều kiện hỗ trợ, nhưng ngặt nỗi kinh tế xã nhà còn eo hẹp nên chẳng giúp được nhiều. Chúng tôi rất mong những tấm lòng vàng có thể giúp đôi vợ chồng mù cứu lấy đôi mắt cho đứa con thơ tội nghiệp”, ông Trị trình bày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.