Chung tay nâng bước trò nghèo

GD&TĐ - Với chương trình “Nâng bước em đến trường”, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã giúp hàng chục em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp. Từ đó thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

Chung tay nâng bước trò nghèo

Giúp các em vượt khó

Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả chương trình “Nâng bước em đến trường”. Chương trình này không chỉ giúp các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, mà còn giúp các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống để tìm đến tương lai.

Qua 2 năm thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường”, đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang có 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia. Với tinh thần “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”; bằng việc tiết kiệm tiền lương, tiền phụ cấp, quỹ tăng gia sản xuất…

Đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ được 64 em học sinh, mỗi em được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. Đây là những em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình nghèo trong địa phương.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, các cấp uỷ, chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình. Nhờ đó từng cán bộ, đoàn viên thanh niên đã thấy được giá trị, ý nghĩa nhân văn của chương trình.

Các cán bộ và chiến sĩ trong từng đơn vị đã nêu cao tinh thần tương thân tương ái, cùng nhau chung tay chia sẻ, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục con đường học tập.

Nói về ý nghĩa sâu sắc của chương trình “Nâng bước em đến trường”, Trung uý Nguyễn Thế Huỳnh, Đồn Biên phòng Vĩnh Ngơn, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy đây là một chương trình mang lại rất nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ chiến sĩ và người dân có một tình cảm hết sức sâu đậm. Chúng tôi có cơ hội để giúp đỡ bà con nhân dân và các em, tạo điều kiện cho các em hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Từ đó các em có nguồn kinh phí để trang trải cuộc sống, mua sách vở, yên tâm đến trường. Đó cũng là mong muốn của đồn biên phòng chúng tôi. Trong thời gian tới vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi sẽ cố gắng và tiếp tục chung tay giúp đỡ để các em được tiếp bước đến trường và sau này trở thành công dân có ích cho xã hội”.

Tính nhân văn sâu sắc

Với tình cảm và trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang không chỉ hỗ trợ kinh phí theo chương trình cho các học sinh nghèo. Hằng năm vào thời điểm chuẩn bị đến năm học mới, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn cử cán bộ, chiến sĩ xuống các trường học trên địa bàn phụ trách để tặng sách, vở, quần áo, đồ dùng học tập, động viên thầy và trò trong dạy và học.

Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, cán bộ, chiến sĩ còn tổ chức đưa rước các em đến trường… Đây là sự khích lệ rất lớn để cho các em khu vực biên giới được đến trường, mở ra một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho những học sinh nơi đây.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang còn nhiều em học sinh hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Để tiếp nối chương trình “Nâng bước em đến trường” và phát huy hiệu quả nhiều hơn nữa trong thời gian tới, Đại tá Trịnh Ngọc Sơn - Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, cho biết:

“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã biên giới vận động các nhà hảo tâm, các cấp các ngành tích cực ủng hộ để đỡ đầu thêm các em trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường học. Số lượng các em học sinh nghèo ở vùng biên giới được hỗ trợ đến trường sẽ nhiều hơn nữa chứ không phải dừng lại ở 64 em.

Qua chương trình này, mỗi cán bộ chiến sĩ đều nhận thấy đây là việc làm rất nhân văn. Thể hiện tình đoàn kết gắn bó quân, dân và tạo động lực, chỗ dựa về tương lai lâu dài cho bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình mới”.

Chương trình “Nâng bước em tới trường” do Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang thực hiện có ý nghĩa to lớn, mang tính nhân văn sâu sắc, làm tăng thêm truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc. Hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ của người chiến sĩ mang quân hàm xanh tiếp tục toả sáng trong lòng nhân dân. Bằng tấm lòng nhân ái, những cán bộ và chiến sĩ đã thực sự nâng bước cho nhiều em học sinh nghèo vùng biên giới được tiếp tục đến trường. Từ đó để con đường đến trường của các em bớt gian nan hơn và các em có thể vững tâm hơn, vượt qua khó khăn để đi tới tương lai. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.