Nhà trưng bày Hoàng Sa – Đà Nẵng: “Địa chỉ đỏ” giáo dục tình yêu biển đảo

GD&TĐ - Nhà trưng bày Hoàng Sa lưu giữ hàng trăm tư liệu, hiện vật quý. Tất cả đều là dấu mốc khẳng định, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi giúp thế hệ trẻ được giáo dục tình yêu với biển, đảo của Tổ quốc.
Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi giúp thế hệ trẻ được giáo dục tình yêu với biển, đảo của Tổ quốc.

Nơi đây là địa chỉ đỏ để người dân, du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội được học tập, nghiên cứu, cảm nhận về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Hàng chục nghìn học sinh đến mỗi năm

Tiến sĩ Lê Tiến Công là Phó Giám đốc Phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ông cho biết, “Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng. Nó chính là dấu mốc chủ quyền khẳng định sinh động, chân thực về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây cũng là chứng cứ quan trọng để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng sa, một phần máu thịt của tổ quốc.

Xác định ý nghĩa và vai trò đặc biệt của Nhà trưng bày, ngoài công tác tuyên truyền đến người dân và du khách, chúng tôi luôn coi trọng công tác giáo dục cho các thế hệ học sinh. Nhà trưng bày thường xuyên phối hợp với các trường học trong và ngoài thành phố đưa học sinh đến thăm quan, học tập. Thông qua những buổi thực tế, giúp các em có kiến thức cũng như nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và tầm quan trọng về bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”.

Hiện nay Nhà trưng bày lưu giữ hơn 300 tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, có các tư liệu quý trong giai đoạn khoảng thế kỷ 17 đã khẳng định việc khai phá, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Chính bởi nguồn tài liệu phong phú, ý nghĩa, thời gian qua, Nhà trưng bày đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, học tập mỗi năm. Trong đó năm 2018 có khoảng 20.000 khách. Năm 2019 lên đến 30.000 khách. Đặc biệt, trên 50% lượng khách đến tham quan, học tập tại nhà Trưng bày Hoàng Sa đều là học sinh, sinh viên. 

Thu hút học sinh bằng nhiều chương trình đặc biệt

Cô Trần Thị Liên – Giáo viên môn Địa lý trường Sky-Liners mỗi khi dẫn học sinh đến không gian trưng bày Hoàng Sa đều có những cảm nhận rất đặc biệt. Cô Liên cho biết, thông qua những tiết học thực tế như vậy, các em học sinh sẽ có những cái nhìn sinh động về những hiện vật, hình ảnh cùng minh chứng lịch sử được quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Qua những điều được trải nghiệm, sẽ giúp học sinh thêm kiến thức về chủ quyền biển đảo, đặc biệt nhận thức đúng vấn đề quần đảo Hoàng Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.

“Tình yêu quê hương xuất phát từ những trang sách nhỏ chứ không phải từ những điều lớn lao. Trong tương lai, khi các em trở thành những người thành đạt đi đến muôn nơi, những bài học từ trên ghế nhà trường cùng câu nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” sẽ mãi khắc ghi trong lòng các em”, cô Trần Thị Liên chia sẻ.

Với hơn 2 năm làm công tác hướng dẫn viên tại nhà Nhà trưng bày Hoàng Sa, chị Võ Thị Thùy Dung hơn ai hết hiểu rõ về lịch sử, ý nghĩa của từng hiện vật. Thuỳ Dung cho rằng, việc thông qua những buổi học thực tế tại đây sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ và cảm nhận tình yêu sâu sắc với Tổ quốc. Để công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả, Nhà trưng bày đã thực hiện lồng ghép những bộ phim có nội dung về biển, đảo và Hoàng Sa trong những buổi thăm quan, học tập.

Đặc biệt, Nhà trưng bày còn triển khai chương trình “Giờ học ngoại khóa” cho học sinh các cấp trong và ngoài TP Đà Nẵng. Theo kế hoạch của chương trình, học sinh sẽ được tổ chức theo mô hình “Học mà chơi - Chơi mà học”. Đó là những hoạt động thi tìm hiểu, hùng biện, vận động nhằm tạo ra sự hứng thú và niềm yêu thích, say mê học môn Lịch sử. Qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Lê Tiến Công cho biết, để tạo thuận lợi về thời gian cho du khách, học sinh đến tham quan, học tập, Nhà trưng bày sẽ miễn phí vé tham quan và mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ và thường xuyên bố trí thuyết minh tại chỗ.

“Để mang lại sự đổi mới, phục vụ các em học sinh, ngoài các phim về biển, đảo nói chung và Hoàng Sa nói riêng, Nhà trưng bày sẽ thực hiện chiếm các phim về văn hóa - giải trí. Đặc biệt, chúng tôi sẽ trực tiếp tổ chức triển lãm chuyên đề liên quan đến Hoàng Sa tại các trường trên địa bàn thành phố, qua đó, các em học sinh sẽ được tiếp cận, nâng cao hơn nữa nhận thức trong vấn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc”, TS Công chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.