Nhà trị liệu hé lộ nỗi khổ của người giàu

GD&TĐ - Tiền có mua được hạnh phúc không? Trái ngược với những gì một số người thường nghĩ, người giàu cũng có những nỗi khổ riêng.

Phần lớn những người siêu giàu phải vật lộn với cảm giác bị cô lập, trầm cảm và hoang tưởng. (Ảnh: ITN).
Phần lớn những người siêu giàu phải vật lộn với cảm giác bị cô lập, trầm cảm và hoang tưởng. (Ảnh: ITN).

Theo các nhà trị liệu mà CNBC đã trò chuyện, phần lớn những người siêu giàu phải vật lộn với cảm giác bị cô lập, trầm cảm và hoang tưởng, cùng nhiều cảm xúc khó chịu khác - một loạt cảm xúc mà nhiều người bình thường có xu hướng dễ dàng chia sẻ với bạn bè, gia đình.

“Hầu hết mọi người không thể hiểu được người giàu có thể gặp vấn đề như thế nào. Họ coi những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người giàu là không đáng kể và tầm quan trọng giảm dần”, Paul Hokemeyer, một nhà trị liệu tâm lý lâm sàng điều trị cho những người siêu giàu, tiết lộ với CNBC.

Cảm giác bị cô lập

Vấn đề hàng đầu mà khách hàng của Hokemeyer gặp phải là sự cô lập kinh niên. “Họ sống ở một nơi hiếm hoi thuộc top 1%, nơi có rất ít người chia sẻ về thế giới của họ", Hiệu trưởng sáng lập của phòng khám Drayson Mews cho biết.

Ông chia thêm sẻ rằng những người siêu giàu không thể hoàn toàn chắc chắn liệu mọi người có thích họ vì con người họ hoặc những gì họ có hay không.

Amanda Falkson, một nhà trị liệu tâm lý thành thạo trong việc tư vấn làm giàu tại Psychotherapy City, cho biết: “Mọi người có xu hướng coi bạn là người may mắn và hạnh phúc - điều này không đúng sự thật”.

Cô lưu ý rằng, người giàu cũng phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc như đau buồn, tổn thương, mất mát và các mối quan hệ đầy thử thách. Nhưng bên cạnh đó, họ còn áp lực về cách tiêu tiền và nên tin tưởng vào ai.

“Sự giàu có nhiều khả năng dẫn đến sự cô lập… Đôi khi mọi con mắt đều đổ dồn vào bạn để xem bạn làm gì với số tiền của mình", Falkson nói.

Một số người giàu phải đối mặt với áp lực về cách họ chi tiền, chẳng hạn số tiền sẽ đi đâu về đâu, liệu nó có phù hợp hay không.

Chứng hoang tưởng và mất lòng tin

2. Su giau co khien nhung nguoi xung quanh.jpg
Sự giàu có khiến những người xung quanh coi người giàu như “đồ vật” để sử dụng và... lợi dụng. (Ảnh: ITN).

Hokemeyer nhận xét, sự giàu có khiến những người xung quanh coi người giàu như đối tượng để sử dụng và... lợi dụng.

Ông giải thích: “Người thân quen coi người giàu như chiếc thang để nâng họ lên những vị trí quyền lực hơn".

Nhà trị liệu tâm lý chia sẻ rằng, khách hàng của ông thường xuyên bị tấn công bởi những tin nhắn yêu cầu và đòi hỏi những điều rất vô lý.

Ông nói thêm: “Mối quan hệ của họ được xác định dựa trên những gì họ có thể cung cấp cho người khác hơn là con người của họ”.

Trong bối cảnh đó, những người siêu giàu có xu hướng trở nên nghi ngờ hơn về động cơ của mọi người khi kết giao với họ.

Thông thường, người giàu hay nghĩ mình đang “bị lợi dụng” vì số tiền của mình, còn đối tác có ít quyền lực tài chính hơn đôi khi có thể bị người xung quanh coi là “kẻ đào mỏ” hoặc bị nhìn nhận một cách tiêu cực.

Ý thức sai lệch về mục đích

Có sự khác biệt giữa những người kiếm được của cải so với những người được thừa kế nó hoặc đột nhiên kiếm được một khoản tiền lớn.

Hokemeyer cho biết, những người trở nên giàu có nhờ thành tích của chính họ thường cảm thấy có trách nhiệm về quỹ đạo cuộc đời mình, đồng thời tự tin vào khả năng kiếm tiền trở lại nếu chẳng may mất tiền.

Ngược lại, những người đột nhiên có được sự giàu có - nhờ thừa kế hoặc bán doanh nghiệp - có thể khó điều chỉnh theo khả năng chi tiêu, địa vị và hoàn cảnh mới. Họ cũng kém tự tin trong việc xử lý và duy trì khối tài sản của mình.

Falkson cho biết, dòng tiền giàu có đột ngột thường dẫn đến những thách thức về cách giữ tiền và căng thẳng trong các mối quan hệ.

Có thể hiểu một cách đơn giản như thế này: Khi không cần phải làm việc, bạn lấy đâu ra ý nghĩa và mục đích cuộc sống?

Thực tế, sự giàu có không lấy đi nhu cầu tự nhiên của con người, trong khi ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống là những nhu cầu rất quan trọng.

Theo cnbc.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.