5 lời khuyên giúp nàng dâu chinh phục mẹ chồng khó tính

GD&TĐ - Sống chung với mẹ chồng khó tính nên làm gì để dung hòa? Những bí quyết trong bài viết sau sẽ giúp bạn cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng.

Giữ cho cuộc trò chuyện với mẹ chồng diễn ra dễ dàng, tôn trọng và có một đường dây liên lạc cởi mở là cách tốt nhất. (Ảnh: ITN).
Giữ cho cuộc trò chuyện với mẹ chồng diễn ra dễ dàng, tôn trọng và có một đường dây liên lạc cởi mở là cách tốt nhất. (Ảnh: ITN).

Giữ cho cuộc trò chuyện với mẹ chồng diễn ra dễ dàng, tôn trọng và có một đường dây liên lạc cởi mở là cách tốt nhất.

Thực tế, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng đồng tình với bà.

Khi thiết lập và duy trì mối quan hệ với mẹ chồng, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc mà tất cả các mối quan hệ lành mạnh đều phải có. Điều này sẽ giúp bạn duy trì quan hệ tích cực với mẹ chồng, cũng như giải quyết ổn thỏa mọi việc khi căng thẳng nảy sinh.

Đặt ranh giới

Ranh giới được coi là một bộ quy tắc bạn cần có để hạnh phúc trong một mối quan hệ. Bạn có cảm thấy thoải mái khi mẹ chồng ghé qua mà không báo trước? Bạn có ổn với lời khuyên không được yêu cầu? Nếu câu trả lời là không, bạn cần đặt ra một số quy tắc cơ bản với mẹ chồng để bà biết rằng bạn không thoải mái với cách cư xử của bà.

Mặc dù việc xác định ranh giới có thể khiến bạn hơi khó xử và không thoải mái, nhưng đây là điều cần thiết để bạn tránh được những tình huống rắc rối về lâu dài.

Ví dụ, nếu mẹ chồng đến mà không báo trước, bạn có thể nói, “Ôi, con đang dở chút việc. Con rất muốn dành thời gian với mẹ, nhưng bây giờ con đang bận. Nếu mẹ đến vào thứ bảy, con sẽ không bận lắm, lúc đó mẹ con mình có thể nói chuyện thật vui vẻ.”

Nhờ sự trợ giúp của chồng

Ranh giới được coi là một bộ quy tắc bạn cần có để hạnh phúc trong một mối quan hệ. (Ảnh: ITN).
Ranh giới được coi là một bộ quy tắc bạn cần có để hạnh phúc trong một mối quan hệ. (Ảnh: ITN).

Khi bạn gặp khó khăn trong việc khiến mẹ chồng tôn trọng hoặc hiểu những ranh giới của mình, hãy nói chuyện với chồng về điều đó và nhờ anh ấy nói chuyện với mẹ.

Điều quan trọng là bạn và anh ấy phải đoàn kết. Để đạt được điều này, tốt nhất bạn nên cố gắng bày tỏ suy nghĩ của mình theo cách không mang tính buộc tội.

“Em thấy hơi khó chịu khi mẹ anh đến và soi xét hết đồ đạc của chúng mình. Anh có thể nói chuyện với mẹ về chuyện này được không?”. Tình huống thuận lợi nhất là chồng bạn cũng cảm thấy như vậy để cùng giải quyết vấn đề.

Thử nói chuyện trực tiếp với mẹ chồng

Một số người tin rằng tốt nhất nên tự mình giải quyết các vấn đề của mẹ chồng thay vì để người bạn đời liên tục đóng vai trò “trọng tài”. Điều đó giúp chồng bạn bớt căng thẳng và dù sao thì anh ấy cũng có thể sát cánh cùng bạn.

Nếu mẹ chồng bạn vượt quá giới hạn, đừng ngại nêu rõ ý của mình và hãy nói một cách mang tính xây dựng nhất có thể.

Thiết lập sự tôn trọng lẫn nhau

Nếu bạn đã có mối quan hệ tốt với mẹ chồng, việc duy trì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp mọi việc diễn ra tốt đẹp. (Ảnh: ITN).
Nếu bạn đã có mối quan hệ tốt với mẹ chồng, việc duy trì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp mọi việc diễn ra tốt đẹp. (Ảnh: ITN).

Nếu bạn đã có mối quan hệ tốt với mẹ chồng, việc duy trì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp mọi việc diễn ra tốt đẹp. Ngay cả khi bạn cảm thấy khó cảm nhận được điều này, thì ít nhất việc thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp ích cho bạn trong mối quan hệ với mẹ chồng. Các cách thể hiện sự tôn trọng trong một mối quan hệ bao gồm:

- Lắng nghe tích cực: Giao tiếp bằng mắt với mẹ chồng khi bà đang nói và thỉnh thoảng hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe.

- Không có hành vi ngược đãi: Nếu bạn muốn mẹ chồng cư xử tốt với mình, đừng bao giờ có hành vi chửi bới, la mắng hoặc các hành vi ngược đãi khác.

Duy trì sự tích cực

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Truyền thông Phương Tây, khi con dâu cố gắng thường xuyên để mẹ chồng gặp cháu, mối quan hệ sẽ ít gặp rắc rối hơn. Ngoài ra, khi tìm thấy một số điểm chung trong mối quan hệ và quan điểm về gia đình cũng như nuôi dạy con cái, mọi việc sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.

Hãy cố gắng sắp xếp thời gian với mẹ chồng và tiếp tục tìm kiếm điểm chung với bà; trong hầu hết các trường hợp, điều đó sẽ làm cho tình hình tốt hơn.

Nói cách khác, hãy tập trung vào những mặt tích cực, nếu có. Việc tập trung vào những hành vi tiêu cực của mẹ chồng sẽ khiến bạn tức giận và kích động. Bạn không thể kiểm soát cách mẹ chồng hành động hoặc cảm nhận, vì vậy đừng lo lắng về điều đó. Đừng để nó ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân.

Mời xem GỢI Ý ĐÁP ÁN các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 TẠI ĐÂY

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn) >>> TẠI ĐÂY

Theo lovetoknow.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ