Nhà đầu tư rủi ro, nhà quản lý gặp khó

Nhà đầu tư rủi ro, nhà quản lý gặp khó

Những rủi ro từ phía nhà đầu tư

Tuy nhiên, các chủ đầu tư này vẫn gặp một số rủi ro vì phần lớn các cơ sở giáo dục, kể các cơ sở giáo dục phổ thông đều không có cơ sở vật chất riêng mà phải đi thuê, không chỉ thuê cơ sở vật chất mà còn thuê cả quản lý người Việt, đó là quan điểm của bà Nguyễn Thị Tuất  (Trường mầm non Sakura Hoa Anh Đào). Hiện tại, ở Hà Nội, trong các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chỉ duy nhất có Trường Quốc tế Hà Nội là có cơ sở vật chất riêng với 10.000 m vuông đất. Hai cơ sở giáo dục khác là Công ty TNHH Làng giáo dục quốc tế và Công ty TNHH Trường quốc tế Grammar School đang làm các thủ tục về đất để xây dựng trường (chưa tuyển sinh)

Giờ học của các bé trường mầm non quốc tế Sáng tạo (TP.HCM)
Giờ học của các bé trường mầm non quốc tế Sáng tạo (TP.HCM - Internet)

Rủi ro vì địa điểm thuê không thể ổn định, lâu dài (thường là từ 2 năm trở lên) do tâm lý người cho thuê muốn hợp đồng ngắn hạn để dễ bề tăng giá. Việc thuê quản lý người Việt Nam không chỉ riêng người đi thuê lo ngại mà kẻ được thuê cũng không ít băn khoăn, thậm chí nhiều khi gặp “nguy hiểm”. Trường đang hoạt động tốt nhưng vì một vấn đề chính trị, người nước ngoài phải rút khỏi đất nước Việt Nam trong 48 tiếng. Một trung tâm dạy ngoại ngữ có thể thu học phí 1 tháng, 1 học kỳ hoặc 1 năm học, trong trường hợp thu học phí cả năm mà người chủ đầu tư người nước ngoài vì một lý do nào đó phải rút ra thì quản lý người Việt được thuê phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đứng về mặt pháp lý – bà Tuất lý giải.

Cùng với đó, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp phải một số khó khăn khác như sự chưa thực sự bình đẳng vẫn tồn tại trong môi trường đầu tư. Theo đại diện của Language Link Việt Nam thì nhà nước chỉ cho các công ty Việt Nam cung cấp dịch vụ du học trong khi các trường này có nhiều mối chắp nối với các cơ sở giáo dục ngoài nước. Vị đại diện này cũng cho hay, vẫn còn tồn tại sự không nhất quán, không rõ ràng trong các văn bản pháp luật và các thông tư hướng dẫn của các cấp ngành quản lý. Tiếp nữa là việc thiếu thông tin về kế hoạch dài hạn và định hướng phát triển giáo dục của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đối với khối các tổ chức giáo dục nước ngoài. Thị trường nhân sự có chất lượng và trình độ cao, việc cấp phép tuyển học sinh Việt Nam… cũng là những khó khăn khác…

Quản lý: không đơn giản

Căn cứ theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, hiện nay số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn Hà Nội tính đến hết tháng 9/2009 gồm 36 cơ sở. Tuy nhiên, cũng đến thời điểm này, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ cấp phép hoạt động và quản lý 20 cơ sở. 16 cơ sở còn lại bao gồm: 05 cơ sở không hoạt động, 01 cơ sở không có báo cáo, 02 cơ sở đang giải phóng mặt bằng đầu tư, 03 cơ sở đăng ký hoạt động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, 01 cơ sở giáo dục đại học không thuộc quản lý của Sở.

Trong số 20 cơ sở đã được cấp phép hoạt động có 9 cơ sở được cấp phép tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên ngành ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh các trình độ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh và các chuyên ngành khác theo nhu cầu thực tế; 01 cơ sở tổ chức các khóa học ngắn hạn bổ sung kiến thức cho trẻ em Nhật Bản; các cơ sở còn lại cung cấp dịch vụ giáo dục ở các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông cho đối tượng học sinh quốc tịch nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam (sau khi được thành phố cho phép thí điểm).

Bà Nguyễn Thị Tuất (Trường mầm non Sakura Hoa Anh Đào) cho rằng, hiện các trường mầm non có yếu tố nước ngoài chịu sự quản lý của các phòng GD&ĐT quận huyện, nhưng điều này lại chưa được quy định trong văn bản mang tính pháp quy nào. Chính vì vậy, bản thân phòng GD&ĐT cũng rất khó trong việc quản lý. Bà Tuất cho biết, hiện nay Phòng GD&ĐT quản lý trường mầm non Sakura Hoa Anh đào như 1 trường tư thục ở Việt Nam chứ không có 1 đặc thù riêng nào vì chưa có hành lang pháp quy. Điều này sẽ dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, buông lỏng. Thêm nữa, theo bà Tuất, các trường mầm non có yếu tố nước ngoài hiện nay hầu như không tham gia vào các hoạt động của Phòng GD&ĐT, thậm chí nhiều khi còn không hợp tác làm việc với phòng.

Cũng theo bà Tuất, từ năm 2007 đến nay, 1 số trường có vốn đầu tư nước ngoài đã được UBND TP.Hà Nội cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, giấy phép đầu tư này rất dễ làm người ta hiểu lầm là giấy phép đầu tư đồng thời là giấy phép hoạt động nên họ hoạt động luôn mà không cần sự giám sát của Sở GD&ĐT.

TIN LIÊN QUAN

                                                                                                                                                                  Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ