Nhà đầu tư Mỹ nói tương lai phân rã ảm đạm của EU

GD&TĐ -Nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ Jim Rogers cho rằng, EU có thể không còn tồn tại trong tương lai, lý do có thể đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Nhà đầu tư Mỹ tin liên minh đồng tiền chung châu Âu tan rã.
Nhà đầu tư Mỹ tin liên minh đồng tiền chung châu Âu tan rã.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik của Nga mới đây, nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ Jim Rogers đã nhận định rằng, cuộc xung đột Ukraine đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Âu và một số quốc gia không còn thịnh vượng như trước nữa.

"Xung đột Ukraine khiến nền kinh tế chậm lại và một số quốc gia sẽ không thịnh vượng như trước nữa. Bất cứ khi nào mọi người gặp vấn đề kinh tế, họ luôn đổ lỗi cho ai đó.

Có nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề của châu Âu. Vì vậy, có thể sẽ có nhiều quốc gia rời khỏi Liên minh châu Âu hơn” - ông Jim Rogers nhận xét.

Nhà đầu tư Mỹ cho rằng, ông nghi ngờ về khả năng tồn tại của Liên minh châu Âu vì rất ít khối liên minh có thể tồn tại lâu dài.

"Hầu hết chúng (các liên minh -ND) đều đã tan rã. Tôi sợ rằng một ngày nào đó đồng euro sẽ bị phá hủy" - ông Rogers nói.

Lý giải điều này, ông Rogers lưu ý về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU, còn được gọi là sự kiện Brexit. Khi đó, một số người suy đoán Brexit sẽ phá hủy nền kinh tế Anh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng. Ông tin rằng, các chính trị gia khác cũng sẽ bắt đầu "làm điều tương tự".

Vào đầu tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế Eurozone đang dần phục hồi sau các biện pháp chống đại dịch virus Corona, việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga và hậu quả của cuộc xung đột Ukraine, nhưng dân số già đi và năng suất chậm chạp của khối này gây ra rủi ro cho nền kinh tế và tăng trưởng trong trung hạn.

IMF cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị gia tăng, tranh chấp thương mại và chính sách công nghiệp méo mó có thể làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế và môi trường hoạch định chính sách cho một khu vực có mức độ mở cửa cao với thương mại như EU.

Việc EU tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga do xung đột Ukraine cũng gây tổn hại đến chính bản thân nền kinh tế liên minh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết chiến lược kiềm chế Nga dài hạn của phương Tây đang gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu.

Đáng chú ý hơn, dù là đồng minh về chính trị và quân sự nhưng khối EU vẫn chịu một sức ép vô hình với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ từ nhiều năm nay.

Cựu Tổng thống Donald Trump dù đã chuyển hướng sự quan tâm sang Trung Quốc nhưng vẫn luôn nhắc đến thặng dư thương mại hàng hóa giữa Mỹ và châu Âu lên tới 200 tỷ USD vào năm 2023.

Trong những lần kêu gọi gây quỹ trước đó, ông Trump đã nhấn mạnh rằng, EU sẽ chịu toàn bộ tác động từ chính sách thương mại trả đũa của ông. Và Anh có thể được miễn trừ.

Nếu sau ngày 6/11/2024 là "thời đại Trump 2.0" thì châu Âu có lẽ sẽ bước vào một thời kỳ đầy khó khăn.

Trong một phân tích trước đó, The Guardian lưu ý rằng, tham vọng tăng cường sức mạnh của châu Âu như một siêu cường kinh tế là một điều khiến cả Mỹ và Nga đều đặc biệt quan tâm. Đó là lý do tại sao cả hai đều "nhiệt tình với Brexit".

Mời xem Gợi ý đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay sau khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục&Thời đại TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định và được ra viện. Ảnh: BVCC

Bữa lòng lợn… giá đắt

GD&TĐ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận điều trị cho một trường hợp người bệnh bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis).

Minh họa/INT.

Thu lời từ di sản

GD&TĐ - Mới đây, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công bố 6 tháng đầu năm tổng số khách quốc tế tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019...