Tuy nhiên hiện nay mọi chuyện đang diễn ra ngược lại - sự ổn định của thị trường hydrocarbon Mỹ bị thách thức, ngành công nghiệp dầu mỏ bị tấn công và các ưu tiên địa chính trị dẫn đến thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của khối tư nhân.
Xu hướng phi toàn cầu hóa và tự gây hại này không chỉ được cảm nhận ở Mỹ và châu Âu, mà còn ở Australia - nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất.
Australia hiện đứng ở vị trí đầu tiên khi đã bán được 82 triệu tấn "nhiên liệu siêu lạnh", vượt qua cả Mỹ và Qatar. Đó là một kỷ lục thế giới khi Mỹ chỉ xuất khẩu hơn 79 triệu tấn và Qatar giao hơn 81 triệu tấn cho khách hàng.
Canberra đã vươn lên trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm ngoái. Bây giờ có những lo ngại đến từ chính ngành công nghiệp nước này, đó là Australia có thể mất vị thế là một siêu cường LNG, hoặc điều gì đó tồi tệ hơn, tờ Oilprice cho biết.
Những lo ngại của khách hàng mua LNG Úc không phải là thiếu cơ sở. Sau khi vận chuyển hơn 82 triệu tấn khí đốt trị giá 63 tỷ USD vào năm ngoái, họ bất ngờ lùi bước và sắp hạn chế xuất khẩu để nhường chỗ cho thị trường nội địa, thậm chí chuẩn bị dự luật về vấn đề này.
Khi những tuyên bố đáng lo ngại đến trực tiếp từ nhà điều hành dự án Ichthys LNG ở Darwin - một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào LNG của Australia, điều đó rất đáng được chú ý.
Dự án Ichthys LNG được quản lý bởi công ty Nhật Bản INPEX. Giám đốc điều hành Takayuki Ueda gần đây đã cảnh báo rằng quy định chặt chẽ hơn của chính phủ, bao gồm khả năng chuyển khí đốt hóa lỏng sang thị trường nội địa, đe dọa vị thế siêu cường mới trên thị trường LNG của nước này.
Gần đây, chính phủ Australia đã can thiệp mạnh mẽ hơn vào thị trường khí đốt nội địa. Năm ngoái, sau cuộc khủng hoảng năng lượng ở bờ biển phía Đông, chính quyền liên bang đã thắt chặt Cơ chế An ninh Khí đốt Nội địa (ADGSM), đưa ra các điều luật để hạn chế xuất khẩu LNG.
LNG của Mỹ đứng trước cơ hội lớn khi Australia hạn chế xuất khẩu. |
Trước đó, các chuyên gia năng lượng cho rằng trên thực tế hoạt động kinh doanh LNG của Australia đang gây ảnh hưởng nặng nề tới Mỹ - quốc gia có ngành khai thác đá phiến đang gặp vấn đề và mất lợi nhuận.
Với những gì diễn ra, giới phân tích thậm chí cho rằng có bàn tay của Mỹ tác động lên chính sách vừa được Canberra đưa ra dưới chiêu bài đảm bảo an ninh năng lượng cho thị trường nội địa.
Dĩ nhiên đây chỉ là một nhận xét mang tính phân tích dự đoán nhưng vẫn không thể xem nhẹ, nhất là khi Washington vốn có truyền thống gây ảnh hưởng lên đồng minh.