Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Laura Cooper đã nói về hiệu quả tiềm tàng của việc Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng bom chùm trong cuộc xung đột.
Tuyên bố nói trên đã được hãng tin Reuters đăng tải.
Cụ thể, bà Cooper nói rõ: "Đạn dược thông thường mục đích kép tiên tiến (DPICM) sẽ hữu ích, đặc biệt là khi chống lại các vị trí phòng thủ dạng chiến hào của Nga trên chiến trường". Kết luận này được xác nhận bởi ước tính của các nhà phân tích quân sự tại Lầu Năm Góc.
Tuy nhiên, bất chấp đánh giá nói trên về tính hữu dụng của bom, đạn chùm, Mỹ vẫn chưa thể cung cấp vũ khí này cho Quân đội Ukraine do tồn tại một số rào cản.
Như bà Cooper đã làm rõ, lý do là những hạn chế xuất khẩu vũ khí dạng này do Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập, cũng như các lo ngại về việc duy trì sự thống nhất giữa đồng minh.
Bom chùm là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, đã bị đưa vào danh sách cấm chuyển giao. |
Bom, đạn chùm phải tuân theo một hiệp ước quốc tế được gọi là Công ước về Bom, đạn chùm 2008.
Văn bản này, đã được ký kết bởi hơn 120 quốc gia, bao gồm hầu hết các thành viên NATO.
Nội dung của văn bản cấm sử dụng, sản xuất, tàng trữ và chuyển giao bom, đạn chùm.
Mặc dù vậy cần lưu ý rằng các quốc gia như Hoa Kỳ, Ukraine và Liên bang Nga vẫn chưa tham gia Công ước này, do vậy Washington vẫn đủ khả năng cung cấp vũ khí trên cho Kyiv.
Giới phân tích cho rằng so với đạn xuyên giáp chứa Uranium nghèo đã được Anh và Mỹ viện trợ cho Ukraine thì bom chùm còn ít nguy hiểm hơn, bởi vậy khả năng vũ khí này sẽ có mặt tại chiến trường là rất cao.