Nguyệt thực một phần diễn ra ở phần lớn châu Âu, châu Á, châu Phi, phần phía đông của Nam Mỹ và phần phía tây của Úc vào đêm qua. Tại Việt Nam, rạng sáng ngày 17/7, người yêu thiên văn cũng có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên hiếm có này.
Cụ thể, nguyệt thực lần này diễn ra trong khoảng một giờ. Lần nguyệt thực tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2021. Trong khi đó, đúng ngày này 50 năm trước, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện thành công sứ mệnh không gian Apollo 11, đưa con người lần đầu tiên đặt chân xuống Mặt Trăng.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, trong đó Trái Đất đứng ở giữa.
Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.
Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.
Hình ảnh mặt trăng trên cảng Sydney, Úc. |
Một lớp yoga theo dõi nguyệt thực một phần trên Địa Trung Hải ở Barcelona, Tây Ban Nha. |
Nguyệt thực một phần tại Perth, Úc. |
Hình ảnh nguyệt thực một phần trên bầu trời London, Anh. |