Nguyên nhân bất ngờ khiến chủ nhà tử vong sau 3 tháng bị chó cắn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Sau 3 tháng bị chó mới đẻ cắn, chủ nhà mới phát bệnh và tử vong nghi do bệnh dại.

Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi do dại
Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi do dại

Mới đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi do dại.

Người tử vong là anh Y.L.B (nam, SN 1991, trú xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 3 tháng trước, anh B bị chó nhà nuôi cắn vào cổ tay trái, có xử lý vết cắn và đi khâu 3 mũi nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Tuy nhiên đến ngày 23/11, bệnh nhận mới xuất hiện các triệu chứng sợ nước và gió. Ngày 25/11, người nhà đưa bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên khám và điều trị với chẩn đoán: Theo dõi bệnh dại lên cơn.

Đến ngày 26/11, gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và một ngày sau, bệnh nhân tử vong.

Chia sẻ về trường hợp trên, bác sĩ Hoàng Văn Hùng, Trưởng Trạm y tế xã Hòa Thắng cho biết: "Sau khi sự việc xảy ra, phía trạm y tế đã gửi báo cáo lên uỷ ban nhân dân xã về việc tăng cường các biện pháp và tuyên truyền về bệnh dại cho người dân.

Từ trước đến nay địa phương vẫn tiếp tục công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại. Tuy nhiên trường hợp anh B tử vong sau khi bị chó cắn đã khiến người dân họ nâng cao cảnh giác và có ý thức hơn về việc tiêm phòng cho chó, mèo để phòng chống bệnh".

Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh dại
Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh dại

Kể thêm về trường hợp gia chủ bị chó cắn nhưng 3 tháng sau mới phát bệnh và tử vong, vị trưởng Trạm y tế nói: "Trước đó 3 tháng, con chó nhà bệnh nhân có sinh con và cắn vào cổ tay anh B. Khoảng 2 ngày sau con chó ấy cũng không cắn ai thêm nữa và chết nên được gia đình đem đi chôn cất.

Về phần anh B, sau khi bị chó cắn chỉ đi xử lý vết thương chứ không tiêm phòng. Gia đình hoặc ai trong trường hợp ấy cũng dễ chủ quan vì nghĩ giống chó mới đẻ thường hung dữ hơn bình thường nên có thể sẽ cắn người.

Vậy nên khi bị cắn không ai nghĩ ra tình huống xấu là chó bị bệnh dại. Nếu con chó cắn anh B không phải mới sinh con chắc có thể gia đình đã đưa bệnh nhân đi kiểm tra và tiêm phòng. Trường hợp đau lòng trên cũng như một bài học để người dân cảnh giác hơn".

Được biết ngay sau khi xảy ra sự việc trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã thông báo trường hợp bệnh cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh; Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột để phối hợp xử lý; đồng thời, tư vấn, truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình bệnh nhân và cộng đồng xung quanh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk kiến nghị, Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục giám sát ổ dịch dại trên người tại địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan liên quan có hướng xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát ra cộng đồng.

Cục chăn nuôi và Thú y tỉnh cần phối hợp trong điều tra, xử lý và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại thôn 6 (xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột).

Ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk thông tin, từ đầu năm 2023, Trung tâm đã xin được 1.000 liều vaccine phòng dại để tiêm miễn phí cho người dân; tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn còn thấp.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân nếu bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm kháng huyết thanh và vaccine phòng dại; đồng thời, theo dõi diễn biến sức khỏe để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Hằng năm số mắc và chết do bệnh dại vẫn xảy ra. Trong 2 năm trở lại đây, mỗi năm đều ghi nhận 4 trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.