Nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình Trương Qúy Dương đã về Việt Nam, đang ở Hà Nội

GD&TĐ - Ông Trương Quý Dương - nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã từ Canada về Việt Nam. Việc ông Dương về nước là để phối hợp cùng cơ quan điều tra làm rõ vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra hồi 29/5/2017, vừa qua được xét xử bởi Tòa án nhân dân TP Hòa Bình.

Ảnh: VTV
Ảnh: VTV

Thông tin từ bà Nguyễn Thị Minh H. (vợ ông Trương Quý Dương) xác nhận với phóng viên, ông Trương Quý Dương vừa từ nước ngoài về đến Hà Nội. Cụ thể, ông Dương về Việt Nam vào sáng ngày 7/6.

"Hiện vì lý do sức khỏe nên chồng tôi đang ở lại Hà Nội", bà H. cho hay.

Trước đó, vào ngày 15/5 - ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ án chạy thận, ông Dương đã xuất cảnh sang Toronto (Canada). Lý do xuất cảnh của cựu Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình được vợ ông cho biết, là để chăm sóc cháu ngoại (con của con gái thứ 2).

Cũng trong ngày 15/5, phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

3 bị cáo trong vụ án gồm: Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh, bị truy tố về tội Vô ý làm chết người), Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ Phòng Vật tư, trang thiết bị y tế - BVĐK tỉnh Hòa Bình) và Hoàng Công Lương (SN 1986, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh Hòa Bình, bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).

Tại phiên tòa, Luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) yêu cầu triệu tập ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm liên quan với tư cách là người đứng đầu bệnh viện.

Luật sư cũng đề nghị xác lập tư cách người làm chứng của ông Dương để tham gia tố tụng, ông Dương có thể bị áp giải tới tòa nếu không có mặt. Nếu không triệu tập ông Dương, sẽ bỏ lọt tội phạm theo Điều 285 Bộ luật Hình sự.

Theo luật sư, ông Dương là người đứng đầu BVĐK tỉnh Hòa Bình thời điểm xảy ra tai biến y khoa khiến 8 người chạy thận tử vong. Ông Dương là Giám đốc, đồng thời là người ký toàn bộ hợp đồng lắp đặt thiết bị vật tư y tế, giám sát và nghiệm thu. Việc ông Dương có mặt sẽ giúp làm rõ việc sửa chữa, mua sắm thiết bị trong quá trình này.

Sau 12 ngày xét xử, Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình xét thấy đây là vụ án được xã hội quan tâm, gây hậu quả nghiêm trọng khiến 9 người tử vong, 10 người khác bị ảnh hưởng do tồn dư độc tố sử dụng cho chạy thận.

Quá trình xét xử, HĐXX nhận thấy có những dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng sau khi truy tố, các chứng cứ tố cáo Hoàng Công Lương chưa được rõ ràng, có nhiều tình tiết mới, có nhiều cái bị bỏ qua không có khả năng làm rõ tại phiên toà.

Để xét xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để những thảm hoạ đáng tiếc tương tự xảy ra trong tương lai, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.

Xác định lỗi của bị cáo trong việc ra lệnh chạy thận, trước khi ra lệnh chạy thận, bị cáo Hoàng Công Lương có báo cáo lãnh đạo hay không? Có ai báo cáo bị cáo Hoàng Công Lương về việc hệ thống lọc nước đã đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay chưa?

Đồng thời, làm rõ việc thay đổi lời khai của Hoàng Công Lương và nhân chứng với nội dung: Hoàng Công Lương có được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo hay không, làm rõ vai trò Hoàng Công Lương kí xác nhận với các bác sĩ trong đơn nguyên thận nhân tạo.

Bên cạnh đó, HĐXX kiến nghị điều tra làm rõ đối với việc ông Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện) trong việc ký kết việc hợp đồng, liên doanh sửa chữa thiết bị trong bệnh viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.