Nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus sau vụ nổ

GD&TĐ - Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa eo biển Bosphorus nếu nghi ngờ có hành động phá hoại ở cảng lớn nhất nước này được xác nhận.

Nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus sau vụ nổ

Bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang điều tra vụ nổ lớn ở cảng Derince, đã có những suy đoán rằng quốc gia này có thể tiến hành bước đi cứng rắn đó là phong tỏa eo biển Bosphorus đối với các tàu nước ngoài, từ đó trở thành nhà điều hành hàng hải chủ chốt ở Biển Đen.

Hiện tại, giả thuyết chính của vụ nổ ở cảng Deringe là bụi tích tụ theo thời gian trong các hầm chứa hàng nghìn tấn ngũ cốc có thể nén lại và gây ra sự cố.

Tuy nhiên sức công phá hóa ra mạnh đến mức các chuyên gia bắt đầu phải xem xét tới khả năng có phá hoại.

Được biết sau vụ nổ, cảng Deringe không thể tiếp nhận tàu biển chở ngũ cốc. Điều này làm suy yếu nghiêm trọng hoạt động vận tải hàng hóa trong khu vực.

Hiện tại số lượng cảng có thể tiếp nhận tàu vận tải giảm xuống còn 3, nhưng các cảng còn lại nằm ở những nơi khác, điều này cũng tạo thêm điều kiện bất lợi cho việc vận chuyển ngũ cốc.

Eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí đặc biệt trọng yếu.

Eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí đặc biệt trọng yếu.

Cần nói thêm, eo biển Bosphorus có chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu dao động trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.

Nếu eo biển Bosphorus bị đóng sẽ là bức tường ngăn cách, khiến toàn bộ khu vực biển Đen chỉ còn là một chiếc "ao làng" tương tự biển Caspian, các loại tàu thuyền cả quân sự lẫn thương mại sẽ không thể ra vào.

Mặc dù vậy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị giới hạn bởi Công ước Montreaux, tức là Ankara không thể tự do chặn tàu biển ra vào nếu không xảy ra tình huống chiến tranh. Do vậy viễn cảnh kể trên theo nhận xét là khó thành hiện thực.

Vụ nổ lớn tại cảng Deringe của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ