Nguy cơ lớn khi Ukraine thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa 1.000 km

GD&TĐ - Tên lửa đạn đạo thế hệ mới do Ukraine chế tạo sẽ đặt nhiều mục tiêu của Nga vào trong tầm bắn.

Nguy cơ lớn khi Ukraine thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa 1.000 km

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này đã chế tạo và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đầu tiên. Thông tin chi tiết về tên gọi và đặc điểm của vũ khí này vẫn được giữ bí mật, nhưng theo hé lộ ban đầu thì tầm xa lên tới trên 1.000 km.

Trước đó đã có tin tức xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ukraine về việc hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo dự định sử dụng trong hệ thống Sapsan.

Tuy nhiên Tổng thống Zelensky không làm rõ liệu vũ khí mà ông nhắc đến có phải loại vừa đề cập hay không.

Một vụ thử tên lửa thành công rõ ràng là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với Nga, và mặc dù Kyiv sẽ mất khá nhiều thời gian để sản xuất hàng loạt loại vũ khí như vậy, nhưng mối đe dọa là rất cao.

Khi được sản xuất với số lượng lớn, Ukraine sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu của Nga từ khoảng cách xa gấp hơn 3 lần so với hiện nay và quan trọng nhất, họ không phải xin phép phương Tây để sử dụng vũ khí.

1200px-taurus_ila2006.png
Ukraine sẽ không phải phụ thuộc vào tên lửa tầm xa của phương Tây khi sản phẩm nội địa được sản xuất hàng loạt.

Trong diễn biến khác, theo tờ Financial Times, các đồng minh phương Tây vừa chuyển giao lô tên lửa có tầm bắn tới 300 km cho Ukraine, nhưng áp đặt hạn chế sử dụng, cụ thể là Kyiv không có quyền sử dụng vũ khí này để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.

Các hệ thống được chuyển giao bao gồm phiên bản tầm xa của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS do Mỹ cung cấp hồi đầu năm nay, cũng như tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow do Anh và Pháp phát triển.

Tại Pháp, tên lửa này được gọi là Scalp-EG và việc chuyển giao nó cho Ukraine đã bắt đầu vào năm ngoái với số lượng ở mức "rất đáng kể".

Ngoài ra Kyiv tiếp tục tìm kiếm nguồn cung cấp tên lửa Taurus của Đức, có tầm bắn lên tới 500 km, gấp đôi so với Storm Shadow và được trang bị đầu đạn mạnh hơn.

Tuy nhiên Berlin cho đến nay vẫn từ chối cung cấp vũ khí nói trên với lý do lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng.

Hệ thống tên lửa đạn đạo Sapsan của Ukraine được cho là đã hoàn thành thiết kế cũng như thử nghiệm.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...