Nguy cơ khi bấm lỗ tai cho trẻ mà có thể bố mẹ không biết

Hãy đợi cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi và trên 11 tuổi đối với trẻ có cơ địa sẹo lồi thì mới đưa bé đi xỏ lỗ tai.

Nguy cơ khi bấm lỗ tai cho trẻ mà có thể bố mẹ không biết

Việc bấm lỗ tai cho trẻ là một điều phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam - và điều này dường như là "hiển nhiên" với các bé gái. Đôi khi, các bố mẹ cho bé bấm lỗ tai từ lúc mới chỉ vài tháng tuổi. Nhưng điều này có an toàn với các em bé? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bố mẹ có thêm thông tin để đưa ra quyết định về việc bấm lỗ tai cho bé.

Thời điểm nào bấm lỗ tai cho trẻ là phù hợp? 

Theo TheAsianparent, bố mẹ nên đợi cho đến khi con hoàn thành ít nhất 6 tháng tiêm phòng. Bằng cách đó, bạn đã giảm khả năng bị uốn ván và các bệnh nhiễm trùng khác do máu gây ra.

"Khi nào thì tôi có thể cho bé đi bấm lỗ tai? Có những rủi ro liên quan không?" - Đây là những câu hỏi phổ biến mà bác sĩ nhi khoa Suzanne Rossi nhận được trong các lần bố mẹ đưa trẻ sơ sinh đi kiểm tra sức khỏe.

Tiến sĩ Rossi đã đi sâu tìm hiểu bằng các tài liệu khoa học và cô phát hiện ra rằng không có nghiên cứu đáng kể nào về việc bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cô lưu ý một hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP). Nội dung của đề xuất là: "Rõ ràng cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai cho em bé là chỉ xỏ lỗ tai của bé khi chúng đã biết cách tự chăm sóc vết thương".

Đảm bảo rằng bạn cho bé đi bấm lỗ tai ở nơi có uy tín.

Đảm bảo rằng bạn cho bé đi bấm lỗ tai ở nơi có uy tín.

Nhiễm trùng tai và các rủi ro khác

Khi xỏ lỗ tai, một cây kim dài được đâm xuyên qua dái tai của trẻ. Và kết quả sau đó là chiếc khuyên tai được đeo vào lỗ tai. Như vậy, một vết thương đã được tạo ra. Da tai bị rách nói chung có thể dẫn đến các vấn đề sau:

- Chảy máu

- Phản ứng dị ứng khi kim chạm vào da

- Biến dạng tai, xảy ra thường xuyên khi xỏ lỗ tai ở phần cao hơn của tai

- Các vết thương phục hồi, có thể khiến khuyên tai dính vào da tai

- Bị nhiễm trùng mủ: nhiễm trùng xảy ra trong khoảng 24% trường hợp xỏ lỗ tai

- Phát triển sẹo lồi: Một tình trạng da vô hại nơi mô sẹo phát triển trên một vết thương được chữa lành

Theo Rossi, một nghiên cứu tiến hành năm 2005 cho thấy hầu hết bệnh nhân bị sẹo lồi khi tai của họ bị xuyên thủng lúc họ ít nhất là 11 tuổi. Do đó, khuyến cáo từ nghiên cứu là những người có cơ địa sẹo lồi không nên xỏ lỗ tai khi dưới 11 tuổi.

Hơn nữa, cha mẹ có con bị bệnh tim bẩm sinh (CHD) có thể phải suy nghĩ nhiều hơn về việc bấm lỗ tai cho con. Điều này là do những người bị CHD dễ mắc bệnh nhiễm trùng và có thể gặp hậu quả nghiêm trọng hơn. Các chyên gia y tế cũng khuyên nên tiêm kháng sinh cho nhóm trẻ này sau khi xỏ lỗ tai.

Lưu ý an toàn

Biết được những rủi ro khi xỏ lỗ tai cho bé đồng nghĩa với việc bạn có thể giúp bé an toàn hơn. Tuy vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

- Sử dụng bông tai bằng vàng nếu có thể. Đồ trang sức làm bằng vàng có thể giảm khả năng gây ra phản ứng dị ứng và viêm. 

- Nếu bác sĩ nhi khoa hoặc phòng khám cung cấp cho bạn kem kháng sinh, hãy thực hiện theo hướng dẫn của họ để giảm khả năng nhiễm trùng.

- Khuyên tai được đeo trên tai ngay sau khi bấm sẽ được tháo ra để thay thế bằng khuyên tai mà bạn thích sau khoảng 4-6 tuần. Hãy nhẹ nhàng xoay nó mỗi ngày để nó không bị dính chặt vào tai. 

- Luôn chọn một nơi có uy tín để xỏ lỗ tai. Đảm bảo rằng việc bấm lỗ tai được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm và trong điều kiện sạch sẽ nhất có thể.

- Luôn nhớ yêu cầu của bác sĩ nhi khoa hoặc nơi bấm lỗ tai về cách chăm sóc bé tại nhà, bao gồm cả việc xử lý nhiễm trùng nhỏ.

Dấu hiệu nhiễm trùng tai bé

- Xuất hiện mủ

- Sưng tấy

- Tấy đỏ

- Đau hoặc đau liên tục

- Ngứa rát

Vui lòng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

- Bé bị sốt

- Bông tai không dịch chuyển được mà dính chặt vào da tai

- Tình trạng nhiễm trong không cải thiện được trong 2 ngày

- Nhiễm trùng lan ra ngoài vùng xỏ lỗ

Theo Ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.