Nguồn gốc thiên thạch sao Hỏa cổ đại nhất trên Trái đất

GD&TĐ -Mảnh thiên thạch nặng 320 gram có tên chính thức là Tây Bắc Phi 7034 nhưng thường được gọi là “Người đẹp đen”, được cho là đã rơi xuống Trái đất khoảng 5 triệu năm trước.

Nguồn gốc thiên thạch sao Hỏa cổ đại nhất trên Trái đất

Sau khi được tìm thấy ở sa mạc Sahara vào năm 2011, tuổi của nó được xác định là dưới 4,5 tỷ năm tuổi - khiến nó trở thành thiên thạch sao Hỏa cổ đại nhất từng được tìm thấy trên Trái đất.

Các nhà khoa học tin rằng thiên thạch đã văng tới Trái đất sau khi một tiểu hành tinh va chạm mạnh vào sao Hỏa, xé toạc các phần của vỏ hành tinh và phun chúng vào không gian. Giờ đây, bằng cách sử dụng một thuật toán học máy để xác định và lập danh mục 94 triệu hố va chạm trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đã lần ra nguồn gốc của “Người đẹp đen” là từ một hố kép, tức là một hố nhỏ nằm trong một hố lớn ở Nam bán cầu sao Hỏa. Các nhà khoa học đặt tên cho hố này là Karratha, theo tên một thị trấn khai thác mỏ của Úc, nơi nhiều loại đá cổ xưa nhất trên Trái đất được tìm thấy.

“Việc tìm kiếm khởi nguồn của thiên thạch “Người đẹp Đen” là rất quan trọng vì nó chứa những mảnh vỡ cổ xưa nhất của sao Hỏa từng được tìm thấy, có niên đại là 4,48 tỷ năm tuổi và cho thấy những điểm tương đồng giữa lớp vỏ rất cũ của sao Hỏa ở khoảng 4,53 tỷ năm tuổi và các lục địa Trái đất ngày nay”, GS Anthony Lagain, nhà nghiên cứu hành tinh tại Đại học Curtin ở Perth, Australia, cho biết.

Để xác định điểm xuất phát của thiên thạch, các nhà nghiên cứu đã đưa hình ảnh của 94 triệu hố thiên thạch được chụp bởi camera bối cảnh của Mars Reconnaissance Orbiter vào một thuật toán học máy.

AI đã tham chiếu chéo kích thước và sự phân bố của các hố với các đặc tính vật chất của mảnh thiên thạch – thứ có một số nồng độ kali và thori cao nhất so với bất kỳ thiên thạch nào trên sao Hỏa được tìm thấy trên Trái đất và là một trong những thiên thạch bị nhiễm từ tính cao nhất.

Các phát hiện cho thấy mảnh thiên thạch từng là một phần của lớp vỏ nguyên thủy của sao Hỏa - lớp vỏ ban đầu của Hành tinh Đỏ được hình thành ngay sau khi đại dương magma của nó nguội đi và đông đặc lại.

Vì kiến tạo mảng phá hủy lớp vỏ nguyên thủy của Trái đất và lớp vỏ ban đầu của Mặt trăng bị chôn vùi dưới lớp bụi Mặt trăng hàng nghìn mét, hố va chạm mới xác định trở nên đặc biệt thú vị đối với các nhà khoa học muốn nghiên cứu cách các thiên thể trong Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành lần đầu tiên.

Thuật toán không chỉ có thể xác định vị trí phóng của các thiên thạch khác trên sao Hỏa. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho biết họ còn muốn điều chỉnh thuật toán của mình để thực hiện các tìm kiếm tương tự trên Mặt trăng và sao Thủy.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ