Người trẻ Nhật Bản ấp ủ giấc mơ du học

GD&TĐ - Đối với thanh, thiếu niên Nhật Bản, du học từ lâu đã là mơ ước, mục tiêu không thể từ bỏ. Đại dịch Covid-19 là “bài toán” kiểm tra sức chịu đựng, khả năng đối mặt với thách thức của những sinh viên du học xa nhà.

Du học là ước mơ của nhiều thanh, thiếu niên Nhật Bản.
Du học là ước mơ của nhiều thanh, thiếu niên Nhật Bản.

Trong hơn một năm qua, hàng nghìn sinh viên Nhật Bản tại nước ngoài bị gián đoạn việc học, gặp vướng mắc khi gia hạn visa. Tatsuhiko Hoshino, thành viên Hiệp hội Nghiên cứu du học Nhật Bản, thông tin khoảng 80 - 90% trong số 200.000 sinh viên du học đã trở về nước vào mùa xuân năm 2020. 

Sinh viên trao đổi tiếp tục học tập theo quy định của trường đại học trong nước. Sinh viên du học thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Chính phủ Nhật Bản, chưa xác định thời gian quay lại nước sở tại học tập. Những người này phải đối mặt với ba lựa chọn: Chuyển sang học trực tuyến, bảo lưu kết quả đến khi các nước tái mở cửa biên giới hoặc dừng du học nếu đòi hỏi tốt nghiệp đúng tiến độ hoặc muốn tìm việc làm.

Tatsuya Murakami, sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Kansai Gaidai, thành phố Osaka, đã chọn về nước, học trực tuyến. Theo học hai năm tại Nhật Bản và hai năm tại Trường Đại học Wittenberg, bang Ohio, Mỹ, Tatsuya lo lắng không thể tốt nghiệp vào tháng 8/2021 như kế hoạch.

Tatsuya cho biết: “Để theo kịp chương trình học là rất mệt mỏi vì tôi bị lệch 14 múi giờ. Các lớp học tại Wittenberg bắt đầu từ 10 giờ tối đến 6 giờ 15 phút sáng theo giờ Nhật Bản, dù thỉnh thoảng có giờ giải lao. Trở về Nhật Bản, tôi học bằng kép tại Kansai Gaidai nên buổi sáng vẫn tiếp tục đến trường. Tôi thích các lớp học trực tiếp vì được trao đổi bài vở, trò chuyện với bạn bè”.

Dù tương đối hài lòng với lịch học hiện tại, Tatsuya bày tỏ nhớ cuộc sống và những trải nghiệm đa văn hóa khi còn du học Mỹ. Trong khi Rumi Kondo, du học sinh tại Trường Đại học Leeds, tin tưởng đại dịch sớm qua đi và cô sẽ trở lại Anh học tập.

Nhập học  từ năm 2019 nhưng tháng 3/2020, Rumi phải trở về nước. Để tích lũy tín chỉ cho chương trình học trong tương lai, Rumi phải chuẩn bị báo cáo 2.000 từ trong thời gian ở Nhật Bản.

Rumi nhận xét: “Học tập theo chương trình Anh tại Nhật Bản là rất khó khăn vì không có giáo trình, tài liệu tham khảo và không thể trao đổi với cố vấn học tập do lệch múi giờ. Nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc vì
Covid-19. Tôi vẫn mong được quay lại du học vì tôi thích gặp gỡ bè bạn từ khắp nơi trên thế giới, trò chuyện trực tiếp và mở rộng thế giới quan”.

Naoko Nakawa, người quản lý chương trình trao đổi sinh viên tại ĐH Kansai Gaido, cho biết khoảng 380 sinh viên trường sẽ tham gia khóa trao đổi kéo dài 1 - 3 năm với các trường đại học tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2021.

Bất chấp đại dịch Covid-19, số sinh viên đăng ký cao gấp đôi so với thông thường. Naoko lý giải con số tăng do nhiều sinh viên phải hủy chương trình du học hiện tại và đăng ký mới. Trong khi đó, nhiều em vẫn hào hứng và giữ vững niềm tin vào du học, không để dịch bệnh làm ảnh hưởng.

Trường Cao đẳng quốc tế NIC, Nhật Bản là trường dự bị cho sinh viên theo học chương trình đại học tại nước ngoài. Trường đang hoàn tất thủ tục đưa 400 em du học vào tháng 8 trong đó, 1/2 là du học sinh mới trở về nước do đại dịch.

Shuichi Chikamatsu, Giám đốc trường, khẳng định niềm đam mê du học ở một bộ phận người trẻ Nhật không bị lung lay bởi Covid-19. Một số em du học Mỹ đã chuyển từ trường nằm ở khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao sang khu vực lây nhiễm thấp. Song hầu hết đang học trực tuyến và chờ đợi cơ hội được trở lại nước sở tại.

Theo Japan Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.