Những lời khuyên dạy của thầy đã theo tôi suốt những tháng năm sinh viên và rồi tôi trở thành một giáo viên dạy Anh văn cấp 2 ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi phồn hoa đô hội với những cung bậc tất tả của cuộc sống thị thành,nhưng chưa bao giờ tôi quên công ơn của thầy: Thầy Lê Quang Trực, giảng viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh.
Tôi cứ nhớ mãi lời dặn của thầy:
- Cẩm Hương, em sống rất chân thành, nhưng cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn của mình em nhé, mình có tâm và cũng phải có tầm nữa em à!
Những lời khuyên dạy của thầy đã theo tôi suốt những tháng năm sinh viên và rồi tôi trở thành một giáo viên dạy Anh văn cấp 2 ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi phồn hoa đô hội , với những cung bậc tất tả của cuộc sống thị thành nhưng chưa bao giờ tôi quên công ơn của thầy: Thầy Lê Quang Trực, giảng viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh.
Thầy tôi dáng cao gầy , con người cương trực đúng như tên gọi của thầy. Thầy làm việc gì cũng rất tận tâm và nghiêm túc. Tôi nhớ như in những bài viết bằng Tiếng Anh của chúng tôi thời niên khóa 2016-2010 được thầy tận tụy sửa từng chữ, từng dòng bằng một cây bút mực đỏ tươi và những lằn gạch thẳng thớm bằng thước kẻ cho những lỗi sai.
Tôi nghe các bạn kể lại, mỗi lần thầy sửa bài cho chúng tôi, là thầy "bày" 7 quyển từ điển Anh - Anh nào là Oxford, nào là Macmilan, Longman... để tra cứu chỉnh sửa từng câu từ cho bài viết của chúng tôi để đúng với văn phong "Tây" nhất.
Mỗi bài viết như vậy, một mình thầy sửa cho chúng tôi. Lớp tôi gần 40 bạn sinh viên là thầy tra cứu không biết bao nhiêu lần. Thầy cứ cặm cụi, cặm cụi. Có lần thấy thầy vất vả quá, tôi có lời khuyên là thầy nên nghỉ ngơi, chỉ là môn viết tiểu luận thôi mà, thầy đừng tốn nhiều công sức như thế, thầy phải giữ sức khỏe nữa.Thầy cười hiền hậu bảo tôi:
- Thầy chọn vất vả, chấp nhận khó nhọc để rèn cho các em một quỹ đạo học tập tốt, mình phải biến việc giáo dục mình thành việc tự giáo dục, có như vậy thầy mới yên lòng...
Thế là bao nhiêu tuổi xuân xanh của thầy trôi qua trong sự bồi đắp cho thế hệ sinh viên của chúng tôi. Thầy vẫn sống độc thân toàn tâm, toàn ý lo cho mẹ thầy (bà đã ngoài 80) và lo hết cho chúng tôi dù cuộc sống của thầy cũng chỉ đủ ăn đủ mặc với một lối sống hết sức đơn giản, tằn tiện
Tôi thương thầy nhiều lắm, vì những việc cao cả mà thầy đã và đang làm cho các thế hệ sinh viên. Thầy dạy các sinh viên diễn những tác phẩm kinh điển và hiện đại của văn học Anh, Mỹ để các em tự tin diễn kịch bằng Tiếng Anh ở Nhà hát kịch Thành Phố Hồ Chí Minh có sự đầu tư kĩ lưỡng và công phu về âm thanh, ánh sáng.
Tôi không nhớ hết bao nhiêu lần các báo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa tin rất xúc động về những xuất diễn miễn phí nhưng chân thật và súc tích và những giấy chứng nhận thầy thiết kế theo mẫu nước ngoài và viết bằng tiếng Anh, do Đại học Mở cấp, Hiệu phó trường Đại học Mở ký tên đóng mộc trường Đại học Mở để chứng nhận cho các em sinh viên đã tham gia vở diễn.
Những cơn mưa rả rích của những ngày hè cũng không ngăn được dòng người đến rạp để xem các bạn sinh viên diễn xuất... Biết bao nhiêu là tình cảm mến yêu, cảm phục của tôi gửi tặng đến thầy. Tôi chỉ muốn nói một điều với thầy của tôi: Thưa thầy, em cảm ơn thầy, thầy của chúng em!