Người sáng lập Huawei: Mỹ không thể đè bẹp chúng tôi
Hải Yến
GD&TĐ - Hôm qua (18/2), người sáng lập tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi, nói rằng việc con gái ông – Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu – bị bắt là có động cơ chính trị.
Người sáng lập tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc: ông Nhậm Chính Phi
“Trước tiên, tôi phản đối điều mà Mỹ làm. Hành động có động cơ chính trị này không thể chấp nhận được” – ông Nhậm Chính Phi nói trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC.
Canada đã bắt bà Mạnh ở Vancouver ngày 1/12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Bà Mạnh bị kết án gian lận với ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Huawei, cùng với một công ty thiết bị mạng khác của Trung Quốc là ZTE Corp, đã bị Mỹ buộc tội làm việc theo lệnh của chính phủ Trung Quốc.
Mỹ cho biết thiết bị của họ có thể được dùng để do thám người Mỹ. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những tuyên bố này.
“Mỹ không thể nào đè bẹp chúng tôi” – ông Nhậm nói trong cuộc phỏng vấn – “Thế giới cần Huawei bởi vì chúng tôi tiến bộ hơn”.
Bình luận về lo ngại do thám, người sáng lập Huawei nhắc lại lời thề của mình rằng công ty này sẽ “không bao giờ thực hiện” bất kỳ một công việc do thám nào.
Hồi tháng 1, ông cũng nói với các phóng viên rằng “tôi tin tưởng vào hệ thống pháp lý của Canada và của Mỹ là công khai, đúng đắn và công bằng”
GD&TĐ - Một chuyến bay thử nghiệm tên lửa siêu thanh của Mỹ đã kết thúc thất bại ở Hawaii hôm 29/6 – hãng tin Bloomberg cho biết khi dẫn nguồn tin từ Lầu năm góc.
GD&TĐ - Washington sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu để ‘bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ của đồng minh’ – Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sau khi đến Tây Ban Nha dự hôi nghị thượng đỉnh NATO.
GD&TĐ - Việc triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của NATO trên lãnh thổ Thụy Điển và Phần Lan sẽ tạo ra một phản ứng tương xứng từ Nga – Tổng thống Putin tuyên bố.
GD&TĐ - Khái niệm chiến lược mới của NATO xác định các mối đe dọa và thách thức chính cho an ninh khu vực và vạch ra đường hướng giải quyết những thách thức đó.
GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết phương Tây đã cố gắng nói chuyện với Nga trước khi nước này tiến hành hoạt động quân sự nhưng Nga đã đi trước kế hoạch của mình.
GD&TĐ - Nền kinh tế Đức có thể mất 12,5% sản lượng hàng năm nếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga bị ngừng đột ngột – tờ báo Bild nước này cho biết khi dẫn một nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp Bavaria.
GD&TĐ - NATO được cho là sẽ giữ nguyên một đạo luật thành lập năm 1997 giữa liên minh quân sự này và Nga, trong đó nói rằng 2 bên ‘không coi nhau là kẻ thù’. Theo truyền thông Đức, Berlin và Paris đã phản đối việc hủy bỏ luật trên.
GD&TĐ - Mỹ dự kiến sẽ sớm tuyên bố việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tiên tiến từ tầm trung đến tầm xa cho Ukraine – một số hãng tin cho biết khi dẫn nguồn thân cận với vấn đề này.
GD&TĐ - Nhóm các quốc gia phát triển G7 sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga trong các biện pháp trừng phạt rộng rãi hơn đối với Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine – Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm qua (26/6).
GD&TĐ - Đây là nơi được sách kỷ lục Guinness công nhận danh hiệu khách sạn lâu đời nhất thế giới. Hơn 1.000 năm, con số không hề nhỏ đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào bởi tác động của nhiều yếu tố.
GD&TĐ - Hôm nay (26/6), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chào mừng các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nền dân chủ giàu có (G7) dự Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày ở Bavaria Alps. Hội nghị dành nhiều thời gian nói về cuộc chiến ở Ukraine và những hậu quả sâu rộng của nó.
GD&TĐ - Ukraine có thể hy vọng được gia nhập EU không sớm hơn năm 2029 – một quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu cho hay.
GD&TĐ - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nêu một lý do có thể khiến ông từ chức. Nói với đài BBC hôm qua (25/6), ông John cho biết bất kỳ quyết định nào của nội các mang nghĩa ‘bỏ rơi’ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga sẽ khiến ông ‘ra đi’.