Người nước ngoài muốn đến Việt Nam làm việc nhất Đông Nam Á

Nhiều người đến Việt Nam làm việc có thu nhập cao hơn quê nhà nhưng cũng không ít "vỡ mộng" vì môi trường khác kỳ vọng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Báo cáo "Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam" do Navigos Group vừa công bố cho biết, khi được hỏi đâu là nơi làm việc được mong muốn nhất Đông Nam Á, 30% ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn Việt Nam, đứng đầu khu vực. Tiếp theo là Singapore (24%), Thái Lan (17%) và Malaysia (8%).

Nơi làm việc người nước ngoài mong muốn nhất Đông Nam Á Nguồn: Navigos Group 30 30 24 24 17 17 8 8 6 6 4 4 3 3 3 3 2 2 2 2 Tỷ lệ (Đơn vị:%) Việt Nam Singapore Thái Lan Malaysia Philippines Campuchia Myanmar Indonesia Brunei Lào 0 5 10 15 20 25 30 35 Indonesia  Tỷ lệ (Đơn vị:%):  3

Theo đánh giá của các ứng viên, 3 điều tốt nhất khi làm việc tại Việt Nam đều liên quan đến điều kiện sống. Cụ thể, 18% cho rằng Việt Nam mang đến những "trải nghiệm mới trong công việc và cuộc sống"; 17% nói có thu nhập cao hơn so với nước đang sống và chi phí cho mức sống thấp hơn; 17% cho rằng "đất nước Việt Nam có tình trạng an toàn, về mặt địa lý và chính trị".

Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc có 3 phúc lợi đặc biệt đang nhận được nhiều nhất gồm kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; chi phí nhà ở và chi phí khi về nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu mới là phúc lợi quan trọng nhất với họ thì top 3 mong muốn cao nhất gồm phúc lợi về sức khỏe; nghỉ phép có lương và chi phí nhà ở.

Có đến một nửa những người tham gia nói rằng họ quyết định chuyển đến Việt Nam vì muốn trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây. Theo đó, 25% hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% muốn được trải nghiệm thị trường mới.

Đúng với lý do đến Việt Nam do hứng thú với trải nghiệm mới, ứng viên nước ngoài không có nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc tại đây. Chỉ khoảng 25% muốn được thăng tiến. Trong khi đó, 65% không mong thăng tiến bởi nhiều lý do như: hài lòng với vị trí chuyên gia hiện tại (27%); chỉ muốn làm việc tự do trong đa dạng lĩnh vực (15%); không nghiêm túc với chuyện thăng tiến, vì sẽ sớm quay về nước (9%); kinh nghiệm tại Việt Nam là điều kiện để thăng tiến khi về nước (6%).

Bên cạnh các thuận lợi, một nửa các ứng viên nước ngoài cảm thấy "sốc văn hóa" khi đến Việt Nam làm việc. Top 3 các nguyên nhân chính lần lượt là rào cản ngôn ngữ (29%), sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế (27%) và thiếu sự thấu hiểu (18%).

Các lý do "sốc văn hóa" của người nước ngoài làm việc ở Việt Nam Nguồn: Navigos Group 29 29 27 27 18 18 17 17 7 7 3 3 Tỷ lệ (Đơn vị:%) Rào cản ngôn ngữ Khác biệt giữa kỳ vọng và thưc tế Thiếu sự thấu hiểu Khó hòa nhập với phong cách làm việc Sự thay đổi trong sinh hoạt Khác 0 5 10 15 20 25 30 35 Khó hòa nhập với phong cách làm việc  Tỷ lệ (Đơn vị:%):  17

Thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng chung của ứng viên nước ngoài ở Việt Nam đạt 3,5/5. Trong đó, 56% cho rằng họ hài lòng ở các mức độ khác nhau. Các chế độ phúc lợi chi tiết đều được đánh giá ở mức hài lòng hoặc trên hài lòng.

"Trong cuộc cách mạng 4.0, nếu như chúng ta luôn hướng đến tạo ra "môi trường ""làm việc đa dạng hóa" và xây dựng một "nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa", thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp. Tôi tin rằng đây cũng là bước đệm đưa Việt Nam lĩnh hội tốt hơn "phong cách lãnh đạo toàn cầu", đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI nhanh chóng hòa nhập và phát triển bền vững khi đầu tư tại Việt Nam", ông Gaku Echizenya - Tổng giám đốc của Navigos Group Việt Nam nhận định.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...