Người dự tuyển vị trí giáo viên phải đáp ứng yêu cầu trình độ chuẩn đào tạo

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có trình độ đại học trở lên.

Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương vẫn còn trường cao đẳng sư phạm và còn nhiều sinh viên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm ngành tiểu học chưa được tuyển dụng do không đáp ứng được điều kiện trên để được tuyển dụng.

Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng giáo viên bậc tiểu học của các địa phương rất lớn, nhưng không tuyển dụng được vì không có giáo viên trình độ đại học, chỉ có giáo viên trình độ cao đẳng. Đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét quy định lộ trình áp dụng về trình độ khi tuyển dụng giáo viên bậc tiểu học để phù hợp với tình hình thực tế, tránh lãnh phí nguồn lực.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Một trong những điều kiện bắt buộc đối với người đăng ký dự tuyển viên chức là có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm (Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức).

Từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được nâng từ trung cấp lên đại học (Điểm b Khoản 1 Điều 72).

Do đó, khi thực hiện việc tuyển dụng giáo viên tiểu học, người đăng ký dự tuyển phải đáp ứng đúng yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học đã được quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Đối với các trường hợp chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo, nếu có nguyện vọng làm giáo viên, cần có kế hoạch học liên thông để đạt trình độ chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo để có đủ điều kiện tham gia tuyển dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.