Người đi xuất khẩu lao động có thể vay tới 75 triệu đồng

Người đi xuất khẩu lao động có thể vay tới 75 triệu đồng
Người đi XKLĐ làm thủ tục lên máy bay (ảnh: ĐV)
Người đi XKLĐ làm thủ tục lên máy bay (ảnh: ĐV)

Theo đó, mức vay cao nhất thuộc về thị trường Nhật Bản với 75 triệu đồng, tiếp đến là Đài Loan 65 triệu đồng, thị trường Ma Cao và các nước Trung Đông 45 triệu đồng. Một số thị trường khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Brunei 25 triệu đồng, Lào 15 triệu đồng.

Để giải quyết sớm cho người lao động vay vốn theo quy định, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản quy định mức trần chi phí mà người lao động phải nộp đối với một số thị trường, để Ngân hàng chính sách xã hội lấy đó làm căn cứ quy định mức trần cho vay đối với người lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.

Theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, các khoản chi phí người lao động phải nộp để đi làm việc ở nước ngoài gồm các chi phí được ghi trong Hợp đồng giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động hoặc trong văn bản thông báo chi phí của các tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các chi phí khác ngoài Hợp đồng như Lệ phí làm visa, hộ chiếu, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp và 50% chi phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết và phí bảo hiểm (nếu có).

Anh Thư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.