Người đến Phủ Tây Hồ cầu an đông kín, Ban quản lý di tích phải đóng cửa để chống dịch
Lê Phú
Theo dõi báo trên
Chiều 12/2 (mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu), lượng người đổ về Phủ Tây Hồ hành lễ tăng đột biến. Ban quản lý di tích đã quyết định đóng cửa Phủ, tạm ngừng tiếp đón người dân đến hành lễ.
Do thời tiết năm nay nắng ráo nên người dân đi lễ đầu xuân rất đông. Từ cổng vào, Ban quản lý di tích đã đặt các biển báo khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay sát khuẩn…
Trước tình trạng hàng nghìn người dân đến lễ tại Phủ Tây Hồ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban quản lý Phủ Tây Hồ đã tạm thời đóng cửa.
Theo ông Trương Tiến Hồi, Trưởng Tiểu ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ, lượng khách đến hành lễ dịp đầu năm mới Tân Sửu vào đầu giờ chiều ngày một đông. Nhận thấy tình hình không an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19, Ban quản lý di tích quyết định tạm thời đóng cửa di tích đến sáng mùng 2 Tết mới mở cửa trở lại. Trong trường hợp tình trạng này vẫn tiếp diễn thì tiếp tục đóng cửa để phòng chống dịch.
Tại sân Phủ Tây Hồ nhiều người dân chen chúc làm lễ.
Càng về chiều lượng người đổ về Phủ Tây Hồ càng đông. Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19, Ban quản lý di tích phường Quảng An đã tiến hành tạm đóng cửa Phủ Tây Hồ.
Ông Đỗ Ngọc Long, Phó chủ tịch UBND phường Quảng An cho biết: "Trong ngày 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu, UBND phường đã phải tạm đóng cửa 3 lần để giúp giải tỏa bớt lượng người dân đến làm lễ".
Mỗi lần đóng cửa kéo dài từ 1-2 tiếng để vãn bớt người, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Do đóng cửa Phủ, nhiều người phải đứng bái vọng ở phía ngoài. Sau một thời gian yêu cầu người dân ra khỏi khu vực Phủ, quang cảnh phía ngoài cổng trở nên tĩnh lặng.
Tuy nhiên, khu vực ngoài cổng Phủ, rất đông người dân vẫn cố nán lại.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Mỗi dịp đến ngày Tết ông Công, ông Táo, đông đảo học sinh tỉnh Điện Biên lại nô nức ra quân hỗ trợ người dân thả cá, lan tỏa các hành động đẹp.
GD&TĐ - Bày biện mâm ngũ quả, chuẩn bị gian hàng tết, gói bánh chưng... đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp học sinh thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt.