Người dân thả cá chép, thả luôn bát hương xuống hồ ngày ông Công ông Táo
Quang Phong
GD&TĐ - Theo phong tục từ xưa, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt lại thực hiện lễ thả cá chép tiễn “ông Công ông Táo” lên trời.
Tại khu vực hồ Hoàng Cầu nhiều người dân đã đến để thả cá ngày ông Công ông Táo.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Người xưa quan niệm rằng, vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ.
Ghi nhận của PV tại khu vực hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội), bắt đầu từ 9h sáng rất nhiều người đã mang cá chép ra thả theo truyền thống cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp của dân tộc.
Nhiều gia đình mua cá chép sống về làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo với ý niệm các ông lên đường "thuận buồm xuôi gió". Sau khi cúng xong, nhiều người sẽ chọn địa điểm để phóng sinh cá.
Theo tín ngưỡng dân gian, việc cúng ""ông Công, ông Táo"" là để các gia đình tiễn ""Thần bếp"" lên chầu trời, báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử... của gia đình trong năm đó.
Cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ ngày 23 tháng Chạp).
Nhiều người dân đến hồ Hoàng Cầu để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời
Nhiều người dân đã có ý thức khi thả cá không để lại túi nilong.
Nhưng nhiều người lại ném bát hương, hương.... xuống hồ.
Cùng với đó trong nhiều tuyến phố tại Hà Nội, người dân mang vàng mã ra sát lề đường để hóa.
Tại nhiều tuyến phố, người dân cho cả xuống lòng đường để đốt.
GD&TĐ - Nhờ giành 30 điểm từ đối thủ 'không còn gì để mất', Nguyễn Bảo Minh Triết đến từ Đắc Nông may mắn giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng Olympia.
GD&TĐ -Thầy Bùi Hữu Tuấn – giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định) lưu ý khi ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học trong giai đoạn ‘nước rút’.
GD&TĐ - Đi đầu trong nền văn hóa hiện đại, Seoul nằm ở trung tâm của sự bùng nổ về mọi mặt của nhạc pop (K-Pop) và phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama).