Hai việc cần làm 2 trước khi cúng ông Công ông Táo để Hỷ Tài viên mãn

GD&TĐ - Lễ cúng ông Công, ông Táo có ý nghĩa nhằm để tiễn 3 vị Táo Quân lên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình gia đình trong một năm qua.

Hai việc cần làm 2 trước khi cúng ông Công ông Táo để Hỷ Tài viên mãn

Cùng phong thủy Phùng Gia tìm hiểu 2 công việc quan trọng cần chuẩn bị cho lễ cúng, giúp gia đình đón một cái Tết đầm ấm, một năm mới an khang, thịnh vượng.

Vật phẩm cúng ông Công, ông Táo 

Những lễ vật này nên được chuẩn bị trước ngày cúng ông Công, ông Táo từ 3-5 ngày, thậm chí có gia đình còn mua sẵn từ ngày Rằm, đầu tháng để chọn được lễ vật đẹp nhất.

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có: Mũ ông Công ba chiếc, trong đó có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công có hai cánh chuồn để tượng trưng.

Cá chép tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Các bạn có thể sử dụng Cá chép giấy hoặc Cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con Cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý ‘cá chép hóa rồng’, nhưng tại Nam Bộ thường dùng Cá chép giấy nhiều hơn.

Ngoài ra còn có quần áo, 1 đôi hia bằng giấy hoặc ngựa giấy với yên cương đầy đủ được trang trí bắt mắt. Ngày nay, tùy theo phong tục ở địa phương mà người bán sẽ sắp sẵn cho đủ bộ. Các bạn khi mua chỉ việc lựa chọn cho mình một bộ ưng ý là được.

Chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công, ông Táo

Bên cạnh mũ áo, cá chép, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo, chúng ta còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cũng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trong trọng, nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ như sau:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc.

Tuy nhiên, trên thực tế mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày nay đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Gia đình có thể tùy vào văn hóa vùng miền, điều kiện tài chính, thời gian cũng như khẩu vị của cả nhà để điều chỉnh, chuẩn bị các món ăn trong mâm cúng sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các bạn đừng quên, dẫu có chuẩn bị tươm tất, thịnh soạn đến đâu thì điều quan trọng nhất khi thờ cúng là lòng thành tâm thành kính của gia chủ. Có như vậy thì những khẩn cầu, nguyện vọng mới được chư vị thần linh chứng giám và phù hộ cho linh ứng.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.